Gió mùa mùa đông ở Đông Nam Á có hướng? Tính chất của gió mùa mùa đông

Người đăng: Duy Nguyen

Mùa đông các khối áp cao thường xuyên Bắc Cực phát triển mạnh và dịch chuyển xuống phía Nam. Vậy gió mùa đông ở Đông Nam Á có hướng? Tính chất và ảnh hưởng của gió mùa mùa đông. Cùng theo dõi bài viết sau đây của Dubaothoitiet.info để được giải đáp ngay nhé!

MỤC LỤC
 

Nguyên nhân hình thành gió mùa mùa đông 

Nguyên nhân chính sinh ra gió mùa là sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương và sự chênh lệch khí áp giữa lục địa Bắc bán cầu và Nam bán cầu cầu theo mùa.

Trong đó, gió mùa mùa đông hay còn gọi là gió mùa Đông Bắc được hình thành từ trung tâm áp cao Xibia thổi về xích đạo. Sau đó di chuyển xuống phía Nam, gây ra gió mạnh, trời trở rét và thời tiết xấu. 

Vào mùa đông, nhiệt độ trên biển cao hơn nhiệt độ trên đất liền, mà không khí luôn chuyển động từ vùng không khí lạnh sang vùng không khí nóng. Do đó, gió mùa mùa đông có nguồn gốc từ trung tâm áp cao Siberia thổi xuống từ hướng Đông Bắc.

Tính chất của gió mùa mùa đông 

Về mùa đông, gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam từ áp cao Xi-bia đến áp thấp xích đạo, xích đạo Ô-xtrây-li-a. Gió mùa mùa đông với đặc tính khô và lạnh mang theo khối không khí lạnh thổi theo từng đợt. Càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió mùa Đông Bắc về, ở vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong 3 đến 7 ngày, đôi khi kéo dài tới hàng tuần.

Thời gian hoạt động của gió mùa Đông Bắc: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Với tính chất lạnh khô (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau) – và lạnh ẩm (từ tháng 2 đến tháng 3).

Gió mùa mùa đông ở Đông Nam Á có hướng 

 A. Tây Bắc và Bắc

 B. Đông Bắc và Bắc

 C. Đông Nam và Nam 

 D. Tây Nam và Nam

Đáp án B. Gió mùa mùa đông ở Đông Nam Á có hướng Đông Bắc và Bắc

Giải thích: Gió mùa đông ở Đông Nam Á có hướng Tây Bắc thổi từ áp cao Xi-bia đến áp thấp Xích đạo – Ô- xtrây -li-a.

Đặc điểm khí hậu lục địa Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á –  u với lục địa Ô-xtrây-li-a. Vậy nên khí hậu Đông Nam Á mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Đa số các quốc gia Đông Nam Á đều có đặc trưng nóng ẩm quanh năm. Đông Nam Á có mùa đông lạnh như phía bắc Việt Nam và Bắc Myanmar. Nhưng phần hải đảo khu vực Đông Nam Á lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.

Ảnh hưởng của gió mùa đến khu vực Đông Nam Á

Đa số các quốc gia Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa là gió mùa hạ và gió mùa đông. Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng Đông Nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió Tây Nam nóng, ẩm. Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xibia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. 

Trong đó, gió mùa Đông Bắc được đánh giá là một trong những hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Không chỉ gây mưa, gió mạnh, lạnh/rét, gió mùa còn tác động trực tiếp lên sức khỏe con người. Vào những tháng chính đông, trời rét đậm, rét hại còn khiến cây trồng và gia súc ở các nước Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra, khi gió mùa mùa đông tràn về ngoài biển sẽ có gió mạnh đến cấp 6 - 7, có thể đánh đắm tàu thuyền, đất liền gió cấp 4 - 5... và khu vực còn dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bão hình thành từ áp thấp trên biển.

Tuy nhiên, nhờ sự xuất hiện của gió mùa nên khí hậu của Đông Nam Á không bị khô nóng. Gió mùa đi kèm với những cơn mưa nhiệt đới nên đã cung cấp lượng nước đầy đủ cho đời sống và sản xuất của người dân. 

Hy vọng, nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết được gió mùa mùa đông ở Đông Nam Á có hướng nào và một số đặc điểm của gió mùa. Đừng quên theo dõi thêm các bài viết khác để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Bài viết cùng chủ đề