Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy? Đặc điểm mùa đông Việt Nam

Người đăng: Sophie Nguyen

Ở khu vực miền Bắc Việt Nam đặc trưng với đầy đủ 4 mùa trong năm Xuân - Hạ - Thu - Đông với những vẻ đẹp riêng. Mùa đông là mùa cuối cùng trong năm để chuẩn bị cho một mùa xuân cây cối đâm chồi. Vậy mùa đông bắt đầu từ tháng mấy? Những dấu hiệu và đặc điểm thời tiết của mùa đông Việt Nam ra sao? Cùng Dubaothoitiet.info khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC
 

Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy?

Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm để chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa lạnh giá. Mỗi khu vực sẽ có cách tính và thời gian mùa đông bắt đầu khác nhau.

Xác định theo thiên văn học

Theo thiên văn học, mùa đông sẽ bắt đầu từ khi mặt trời đạt đến vị trí thấp nhất ở phía nam. Thời điểm đó được gọi là đông chí. Tại Bắc bán cầu, ngày đông chí thường sẽ rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng 12 trong năm, Đây cũng là ngày có thời gian ban ngày ngắn hơn ban đêm. Còn ở Nam bán cầu sẽ rơi vào khoảng ngày 21 tháng 6, ngày dài hơn đêm. Mùa đông kết thúc vào thời điểm thời gian ngày và đêm bằng nhau.

Ngoài ngày đông chí, chúng ta còn có một số ngày khác như xuân phân, hạ chí, thu phân là những ngày đánh dấu sự chuyển giao mùa trong năm. 

Dựa theo cách tính thiên văn học, mùa đông ở bắc bán cầu kéo dài trong khoảng 89 ngày và 93 ngày ở bán cầu nam.

Xác định theo khí tượng

Theo khí tượng học, mùa đông bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến hết tháng 2 đối với ở bán cầu Bắc. Ở bán cầu Nam từ tháng 6 đến hết tháng 8 trong năm. 

Tuy nhiên cách tính này có vẻ không còn phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay.

Xác định dựa vào lịch Trung Quốc

Người Trung Quốc và các nước châu Á nói chung thường sử dụng lịch âm để tính mùa trong năm. Theo đó mùa đông sẽ bắt đầu từ khi lập đông, khí trời lạnh của mùa đông sẽ dừng sau tiết đại hàn và trước khi bắt đầu lập xuân. Thời gian này tương ứng với thời gian từ ngày 7-8/11 đến ngày 3-4/12 trong năm.

Dấu hiệu mùa đông ở Việt Nam

Ở Việt Nam, chỉ có đặc điểm thời tiết miền Bắc Việt Nam mới có đủ 4 mùa xuân - hạ - thu - đông. Còn ở miền Nam chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam mang lại rất nhiều cảm xúc cho người dân nơi đây.

Vào khoảng tháng 10, lúc này tiết trời bắt đầu se lạnh nhưng còn khá dễ chịu, đó vẫn còn là mùa thu. Nhưng sang tháng 11 thì mùa đông miền Bắc Việt Nam đã bắt đầu chớm. Các đợt khí lạnh nối tiếp nhau kèm theo gió mùa đông bắc mang hơi lạnh và gây mưa dai dẳng. Sang đến tháng 12 và kéo dài đến tận tháng 3 năm sau là thời gian chính thức của mùa đông miền Bắc Việt Nam.

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết mùa đông đã đến. Trước hết là những đợt gió lạnh và mưa dai dẳng khiến mọi người có cảm giác buốt hơn. Hàng năm vào màu thu và đặc biệt là mùa đông thì gió mùa đông bắc hoạt động mạnh mẽ. Vừa mang không khí lạnh vừa gây mưa nhiều nơi.

Vào thời điểm cuối thu đầu đông, chúng ta dễ dàng nhận ra hiện tượng sương muối. Hiện tượng này xảy ra do các hạt sương sớm ở nhiệt độ thấp tạo nên lớp băng mỏng hạt li ti như muối trên các cành cây. Hiện tượng này sẽ diễn ra và tồn tại trên cây cỏ khoảng 1 đến 2 tiếng trước khi mặt trời mộc. Thông thường vào mùa xuân mùa hạ mùa thu, khi nhiệt độ còn khá cao thì chúng được gọi là sương móc.

Sương mù mùa đông miền Bắc là điều không thể không nhắc đến. Vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối, hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành nhiều hạt nhỏ li ti ở áp mặt đất. Những đợt sương mù dày đặc cộng thêm ô nhiễm không khí do khói bụi xe cộ khiến tình trạng này càng ngày càng trầm trọng và nguy hiểm hơn cho người tham gia giao thông.

Ngoài ra các dấu hiệu khác như cây trụi lá, các loài hoa đặc trưng mùa đông, các món ăn nóng hổi bày bán khắp vỉa hè,...cũng cho chúng ta biết mùa đông đã đến.

Đặc điểm thời tiết mùa đông Việt Nam

Mùa đông ở Việt Nam là mùa lạnh nhất trong năm. Nhiệt độ thường chỉ ở mức 15 độ, thậm chí có nơi 9-10 độ và có nơi xuống dưới 0 độ C.

Thời điểm này thường có gió mùa và mưa lớn. Các tỉnh miền núi như Sapa còn xuất hiện cả hiện tượng tuyết rơi.

Ở khu vực miền Trung, đây cũng là mùa mưa bão. Bị ảnh hưởng bởi các đợt gió mùa, miền trung vào mùa này thường mưa lớn, mưa liên tục dai dẳng không ngớt. Vừa có không khí lạnh vừa có mưa khiến thời tiết trở nên buốt giá hơn. Ở miền Bắc tuy lạnh nhưng ít mưa hơn ở miền Trung. Các cơn bão lớn cũng tập trung vào mùa này gây nhiều thiệt hại cho người dân. Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy và đặc điểm của mùa đông Việt Nam đã được chúng tôi tổng hợp đầy đủ chi tiết. Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của các bạn!

Bài viết cùng chủ đề