Tuyết rơi là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra vào mùa đông ở các khu vực vùng ôn đới như Bắc Châu Âu hay các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, ... những nơi thường xuyên có nhiệt độ dưới 0°C. Chúng ta ai cũng biết tuyết rơi vào mùa đông nhưng không mấy người hiểu rõ chúng được hình thành như thế nào. Vậy tuyết là gì? Hiện tượng tuyết rơi xảy ra khi nào? Tuyết rơi có tác động như thế nào? Vì sao ở Việt Nam ngày càng có tuyết rơi ở nhiều nơi? Hãy cùng Dự báo thời tiết dành vài phút tìm hiểu nhé!
Tuyết là một dạng kết tủa của các tinh thể nước đá, hình thành dưới áp suất thấp của không khí trái đất.
Hiện tượng tuyết rơi hoặc mưa tuyết là một hiện tượng thiên nhiên giống như mưa nhưng là mưa của những tinh thể đá nhỏ hoặc sự pha trộn của các tinh thể băng, chúng có kích thước khoảng 0,1 mm.
Khác với mưa, các phân tử nước tụ hợp lại và hình thành các hạt nước nhỏ, gặp điều kiện thích hợp sẽ kết tạo thành mưa.
Tuyết xuất hiện khi nhiệt độ dưới 2°C, chứ không phải là 0°C như phần lớn mọi người nghĩ. Trên thực tế những trận tuyết lớn nhất thường xảy ra khi nhiệt độ không khí nằm trong khoảng từ 0 - 2 °C.
Càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng thấp. Điều này khiến hơi nước ở những đám mây kết dính lại với nhau tạo thành những bông tuyết nhỏ. Dần dần nhiều dẫn đến nặng, không khí không thể lưu thông và kéo mây tiếp, dẫn đến hiện tượng tuyết rơi.
Các tinh thể li ti nêu trên dần dần liên kết với nhau. Khi đủ nặng nó sẽ rơi xuống mặt đất.
Quá trình rơi sẽ tạo ra sự ma sát với không khí, do đó nếu không khí không đủ lạnh, các hạt tinh thể này sẽ ngay lập tức bị tan ra thành hơi (gọi là sự thăng hoa).
Nếu không khí vẫn được giữ đủ lạnh, các hạt tinh thể này sẽ tiếp tục phát triển và tạo thành bông tuyết.
Sự định dạng tinh thể tuyết phụ thuộc vào cấu trúc phân tử nước (thể lục giác đối xứng) cùng với độ ẩm và nhiệt độ của không khí.
Dưới nhiệt độ thấp, tinh thể tuyết hình lăng trụ được hình thành, ở nhiệt độ cao hơn bông tuyết có hình dạng là ngôi sao.
Đây là 2 dạng cơ bản của bông tuyết, ngoài ra, trong quá trình rơi, sự va chạm của chúng còn tạo ra các hình thù mới (với hơn 6000 kiểu). Điều này giải thích tại vì sao cùng có một cấu trúc phân tử tuyết, nhưng chúng ta lại không thể tìm thấy được 2 bông tuyết hoàn toàn giống nhau.
Tuyết thường xuất hiện dưới màu trắng trong, khi thời tiết xuống dưới âm độ. Bông tuyết là các tinh thể nước nhỏ lấp lánh, có sáu cánh. Nhiều tinh thể tuyết gộp lại với nhau thành tuyết lớn có màu trắng đục.
Trong một vài trường hợp tuyết có màu đỏ, xanh lá cây, xanh dương, và thậm chí đen được bắt gặp ở một vài nơi trên thế giới. Tuy nhiên thực chất màu sắc này là do bụi hoặc nấm xâm nhập vào tuyết trong quá trình hình thành bông tuyết.
Hầu hết các bông tuyết có chiều dài dưới 1,3 cm (0,5 inch). Trong điều kiện nhất định, thường yêu cầu nhiệt độ gần như đóng băng, gió nhẹ và điều kiện khí quyển không ổn định, các vảy lớn hơn và không đều có thể hình thành, gần 5 cm (2 inch). Không có thước đo thông thường về kích thước bông tuyết được thực hiện, vì vậy kích thước chính xác không được biết.
Mặc dù là một nước nhiệt đới nhưng nhiều vùng ở Việt Nam vẫn xảy ra hiện tượng tuyết rơi. Trước đây băng tuyết xuất hiện chủ yếu ở Sa Pa - Lào Cai, Mẫu Sơn - Lạng Sơn là 2 địa điểm chính. Vì đây là vùng núi khá cao, nhiệt độ thấp tạo điều kiện cho tuyết rơi.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, hiện tượng tuyết rơi đã xuất hiện ở những nơi ít người ngờ tới như Mộc Châu, Sơn La - Đồng Văn, Hà Giang - Nguyên Bình - Cao Bằng, thậm chí ở núi Ba Vì, Hà Nội, đèo Khau Phạ, Mù Cang Chải, Yên Bái,… thậm chí là một tỉnh miền Trung như Nghệ An lần đầu chứng kiến cảnh tuyết rơi.
Nguyên nhân sâu xa của những thay đổi bất thường này là hiện tượng Elnino gây ra bởi việc nóng lên toàn cầu và những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.
Cùng với việc nóng lên của khí hậu Trái đất, băng sẽ dần chảy ra ở cực Bắc, điều đó dẫn đến khí hậu tại khu vực này cũng sẽ ngày một ẩm hơn. Độ ẩm cũng chính là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành nên tuyết.
Khi nhiệt độ ngày một nóng hơn, thể tích của không khí sẽ nở ra và tạo điều kiện cho độ ẩm trong không khí tăng lên. Lượng ẩm tăng cao vào mùa hè, khi gặp khí lạnh của mùa đông sẽ kéo theo đó những đợt tuyết rơi dày đặc hơn tại các vùng phía Nam.
- Khi nó tan vào mùa hè, nước chảy xuống sông và các vùng nước khác sau đó là nguồn cung cấp nước rất hữu ích được sử dụng cho tưới tiêu và sinh hoạt. Điều này có thể giải thích lý do tại sao nước biển không bao giờ cạn.
- Tuyết còn là là lớp ngăn cản nhiệt từ dưới lòng đất thoát lên. Nó giống như một tấm chăn để cứu thực vật và động vật khỏi thiệt hại do nhiệt độ đóng băng. Tuyết là chất cách điện tốt và giữ nhiệt dưới lòng đất.
Ngoài các lợi ích mà tuyết đem lại, nó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như cản trở các hoạt động của con người như giao thông vận tải, nông nghiệp, thể thao,...
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân tại sao mùa đông có tuyết rơi cũng như hiểu được quá trình hình thành những bông tuyết xinh đẹp. Bên cạnh đó bạn cũng có thể hiểu thêm tại sao tuyết càng rơi nhiều ở Việt Nam để mang về cho mình những kiến thức về khoa học tự nhiên bổ ích nhé.