Nuôi trồng thủy hải sản ở đồng bằng sông Cửu Long là một ngành cực kỳ triển vọng. Trong bài viết dưới đây cùng Dubaothoitiet tìm xem ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long vì những lý do nào sau đây nhé!
Câu hỏi trắc nghiệm
Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long vì
A. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt
B. Có ba mặt giáp biển, có ngư trường lớn
C. Có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú
D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai
Đáp án: A. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt
Giải thích: Để có thể phát triển được ngành nuôi trồng thủy hải sản đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm có nhiều sông ngòi kênh rạch là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển và nuôi trồng thủy hải sản.
Trả lời chi tiết: Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long vì
Những điều kiện để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
Để có thể phát triển được ngành nuôi trồng thủy hải sản cần rất nhiều điều kiện về môi trường tự nhiên. Đặc biệt, điều kiện tiên quyết để phát triển được ngành này là vùng đó phải có vùng biển rộng, nhiều vũng vịnh, đầm phá hoặc cửa sông ven biển. Không những vậy môi trường nước ở đây phải ấm và kín.
Vậy để phát triển được ngành này thì đòi hỏi diện tích mặt nước phải đủ lớn, nhiều sông ngòi và kênh rạch. Bên cạnh đó để có thể phát triển đa dạng được các loài thủy hải sản thì nơi đây phải có đủ 3 môi trường đó là nước ngọt, nước mặn và nước lợ.
Có đủ những yếu tố về môi trường trên thị thủy hải sản mới có thể đủ điều kiện sinh trưởng và phát triển.
Bên cạnh đó còn cần nhiều điều khác như: Phải có ngư trường lớn, dân cư phải đúc kết và có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Đồng bằng sông Cửu Long nhiều thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản
Những thuận lợi
Điều kiện tự nhiên: Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với lợi thế là diện tích mặt nước rộng lớn, đặc biệt là bán đảo Cà Mau cực kì thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản. Những vùng ven có dòng nước khá ấm vô cùng thuận lợi cho việc nuôi tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh,...
Vùng đất này thuộc hạ lưu của sông Mê Kông nên sở hữu một mạng lưới sông ngòi phong phú và đa dạng như: Sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ,... Nơi đây còn đa dạng với hệ thống thủy hải sản phong phú các loại thủy hải sản có giá trị như: cá tra, cá basa, tôm, cua, ốc, hàu,...
Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có một lợi thế khác đó là địa hình khá bằng phẳng lại nhiều kênh rạch và đất phù sa màu mỡ nên nuôi trồng cũng trở nên dễ dàng hơn. Lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác.
Bên cạnh đó một điều kiện tự nhiên không thể thiếu đó là đồng bằng sông Cửu Long mang kiểu khí hậu cận xích đạo. Kiểu thời tiết này có đặc điểm mưa nhiều, độ ẩm cao khá thuận lợi cho người dân trong việc nuôi trồng và đánh bắt quanh năm. Nơi đây còn thường xuyên xảy ra lũ lụt và đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn cho vùng này.
Người dân nơi đây cũng có đúc kết được kinh nghiệm nuôi trồng thủy hải sản lâu đời và được truyền lại cho thế hệ sau. Ngoài ra, nơi đây cũng được chính phủ cũng đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Đồng bằng sông Cửu Long còn là nơi có nhiều cơ sở chế biến tôm để xuất khẩu ra những thị trường lớn như: xuất khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ) là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi thủy sản xuất khẩu.
Những khó khăn
Song song đó đồng bằng sông Cửu Long vẫn gặp một số khó khăn nhất định trong ngành. Điển hình như vấn đề đầu trang thiết bị để đánh bắt xa bờ đang còn bị hạn chế. Các vấn đề về nguồn giống năng suất và an toàn vẫn chưa được khắc phục triệt để. Các hệ thống công nghiệp phục vụ cho việc chế biến chất lượng cao vẫn còn nhiều hạn chế về mặt đầu tư.
Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long vì những lý những lý do gì? Cùng Dubaothoitiet tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!