Vào mùa mưa ẩm ướt, độ ẩm không khí thường tăng cao. Độ ẩm không khí được cho là lý tưởng đối với sức khỏe của con người dao động trong khoảng từ 55 đến 65%. Vậy độ ẩm không khí là gì? Độ ẩm không khí được phân loại như thế nào? Tại sao không khí có độ ẩm? Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào tới độ ẩm không khí? Độ ẩm không khí ở Việt Nam có đặc điểm gì? Tất cả sẽ được Dubaothoitiet giải đáp qua bài viết dưới đây!
Độ ẩm không khí là thuật ngữ thường xuyên được đề cập đến trong các kênh dự báo thời tiết. Độ ẩm không khí là lượng hơi nước có trong không khí, hơi nước tồn tại ở dạng khí trong không gian. Bằng mắt thường không thể nhìn thấy độ ẩm không khí.
Trong không khí luôn chứa một lượng hơi nước nhất định giúp duy trì cân bằng không khí.
Đơn vị dùng để tính độ ẩm không khí là g/m3 (gam trên mét khối), dụng cụ đo độ ẩm không khí là ẩm kế.
Độ ẩm không khí được phân loại thành 3 khái niệm khác nhau với các tỉ số khác nhau dưới đây.
Độ ẩm tương đối được đưa ra để định nghĩa tỉ số của áp suất hơi nước tại thời điểm đo thấp hơn so với áp suất hơi nước bão hòa, đơn vị tính là %. Hiểu cách khác, là tỉ số giữa khối lượng nước trên một thể tích tại thời điểm hiện tại so với khối lượng nước trên cùng một thể tích trong điều kiện hơi nước bão hòa.
Độ ẩm tuyệt đối là khái niệm thể hiện lượng hơi nước trong một thể tích hỗn hợp dạng khí nhất định. Đơn vị để tính độ ẩm tuyệt đối là gam trên mét khối (g/m3).
Độ ẩm tuyệt đối không thể hiện điều gì trên thực tế và nó cũng không liên quan đến khả năng bay hơi của không khí.
Độ ẩm 100% là độ ẩm tương đối khi đạt mức 100%. Hơi nước trong không khí lúc này đã đạt mức tối đa nhất có thể. Nếu như tiếp tục tăng hơi nước vào trong không khí, sẽ xuất hiện tình trạng hơi nước bị ngưng tụ lại và biến đổi thành sương mù hoặc mây.
Tuy nhiên độ ẩm 100% không có nghĩa là 100% trong không khí đều là hơi nước. Khối lượng nước trong đó còn có thể có trong bầu khí quyển, làm nhiệt độ và một vài yếu tố khác trong bầu khí quyển thay đổi.
Ngoài Nitơ chiếm 78% và Oxi chiếm 21%, trong không khí còn chứa 1% là hơi nước làm cho không khí có độ ẩm. Khi nhiệt độ tăng cao làm nước bốc hơi nhanh. Lượng nước này sẽ được trữ lại trong không khí và giữ độ ẩm cho không khí.
Nhiệt độ có tác động trực tiếp tới độ ẩm không khí.
Khi nhiệt độ không khí thấp, thời tiết lạnh khiến lượng hơi nước trong không khí có thể đạt đến mức bão hòa. Độ ẩm vì vậy mà tăng cao.
Khi thời tiết nóng và nhiệt độ tăng cao vào mùa hè, độ ẩm trong không khí sẽ giảm xuống.
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa vì vậy độ ẩm không khí nước ta khá cao, luôn xấp xỉ khoảng 80%.
Độ ẩm cao và tình trạng mưa nhiều kéo dài làm xuất hiện hiện tượng nồm ẩm gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và làm việc của người dân.
Điều này cũng đặt ra các vấn đề về sức khỏe. Độ ẩm cao là điều kiện phát triển của các vi sinh vật, nấm sinh sôi gây hại tới đường hô hấp.
Độ ẩm không khí được cho là lý tưởng đối với sức khỏe của con người dao động trong khoảng từ 55 đến 65%. Trong khoảng dao động này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại trong không khí.
Trong trường hợp độ ẩm cao trên 70% sẽ là điều kiện thúc đẩy vi sinh vật, nấm mốc phát triển và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người.
Còn nếu như độ ẩm không khí thấp quá mức, đặc biệt là vào mùa hè, sẽ khiến làn da có cảm giác bỏng rát khó chịu.
Trên đây là những tổng hợp về khái niệm độ ẩm không khí là gì? Độ ẩm không khí được phân loại như thế nào? Tại sao không khí có độ ẩm? Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào tới độ ẩm không khí? Độ ẩm không khí ở Việt Nam có đặc điểm gì? Cùng theo dõi kênh Dubaothoitiet để có thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích nhé!