Vùng đồng bằng là nơi đất đai trù phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cây ăn trái. Vậy bạn có biết đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng nào không? Các vùng đồng bằng lớn ở nước ta có đặc điểm tự nhiên như thế nào? Hãy cùng Dự Báo Thời Tiết tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Khu vực đồng bằng chiếm 1/4 diện tích nước ta, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Nước ta có 3 vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng duyên hải miền Trung.
– Đồng bằng sông Hồng với diện tích khoảng 15.000km2 hình thành bởi phù sa hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Địa hình nơi đây cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Khu vực có hệ thống đê ven sông và trong đê có các khu ruộng cao và các ô trũng ngập nước.
– Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40.000km2 hình thành do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp. Đặc điểm địa hình là thấp và bằng phẳng hơn đồng bằng sông Hồng. Có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt nhưng không có đê ngăn lũ. Nên mùa lũ thường bị ngập trên diện rộng, mùa cạn bị thủy triều xâm nhập.
– Đồng bằng duyên hải miền Trung rộng khoảng 15.000km2 chủ yếu hình thành do phù sa biển. Địa hình vùng này hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Đất đai ở đây nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông.
A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng
B. Đồng bằng duyên hải miền Trung
C. Đồng bằng giữa núi vùng Tây Bắc
D. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
Đáp án: D. Đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng châu thổ sông Hồng
Giải thích: Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40.000 km2, cao khoảng 2-3m so với mực nước biển.
Đồng bằng sông Cửu Long (hay còn gọi là Tây Nam Bộ, miền Tây) là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 40,6 nghìn km². ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (có đường bờ biển dài 700km). Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh/thành là: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TP Cần Thơ. ĐBSCL là nơi sinh sống của khoảng 18 triệu người, với hơn chín triệu người sống ở vùng lân cận Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Khu vực nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nước ta.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Vùng mang đặc trưng của khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do vị trí gần với Xích đạo, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu nóng quanh năm. Vậy nên tạo điều kiện xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và trồng cây ăn trái nhiệt đới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016 diện tích của đồng bằng sông Cửu Long là 40.816,3 km2, rộng gần gấp đôi đồng bằng sông Hồng (21.260,3 km2). Với diện tích rộng lớn này, nơi đây là vựa lúa của cả nước, cung cấp hơn 50% sản lượng gạo cho quốc gia và hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu.
Xét trên yếu tố tự nhiên và đặc thù văn hóa, xã hội thì vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể chia thành 4 tiểu vùng: Vùng duyên hải phía Đông, vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Bán Đảo Cà Mau.
Cụm duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh. Đây là khu vực được bao bọc bởi các nhánh sông: sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và sông Hậu. Du khách đến đây sẽ cảm nhận không gian rộng lớn của màu xanh cây trái, ruộng đồng, tận hưởng du lịch sông nước miệt vườn gắn với làng nghề, nghỉ tại nhà dân, di tích lịch sử văn hóa, cách mạng.
Vùng Đồng Tháp Mười gồm địa bàn 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp, và một phần tỉnh Tiền Giang. Môi trường sinh thái Đồng Tháp Mười đã ban tặng sản vật hết sức đa dạng và phong phú cho cư dân địa phương. Ngày nay tiểu vùng này vẫn giữ được phần nào cảnh quan vùng đất phèn trũng với cây tràm là chủ yếu cùng vài trăm loài chim, cá vốn có của sông Mê Kông. Với phong cách hoang dã dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, nơi đây là khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng ngập nước điển hình.
Các địa phương thuộc Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên gồm: An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ. Đây là vùng trũng tự nhiên, nằm ở phía đầu nguồn đồng bằng sông Cửu Long hiện cũng là vựa lúa lớn nhất cả nước. Chỉ cần du lịch Miền Tây quanh vùng tứ giác Long Xuyên, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị của đồng bằng sông Cửu Long thu nhỏ: có sông, có núi, có rừng, có biển đảo, có chợ nổi, làng bè, cù lao, có văn hóa Kinh, Chăm, Hoa, Khmer…
Tiểu vùng Bán đảo Cà Mau bao gồm các địa phương Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đây đều là những tỉnh nằm sát với biển và có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước. Một vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế với người dân thì thân thiện, phóng khoáng, đậm khí chất miền Tây sẽ là một lực hút không nhỏ đối với du khách khi đặt chân đến đây.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi “Đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng nào?”. Cũng như cung cấp thêm kiến thức về đồng bằng sông Cửu Long. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn đọc.