24 tiết khí trong năm là gì? Danh sách và ý nghĩa của 24 tiết khí trong năm

Người đăng: Cam Van

Theo lịch của các nước Phương Đông cổ một năm sẽ chia làm 4 mùa, mỗi mùa sẽ được chia thành 6 khoảng thời gian tương ứng. Mỗi khoảng thời gian này chính là 1 tiết khí trong năm. Mỗi tiết khí sẽ có những đặc trưng về khí hậu khác nhau. Vậy 24 tiết khí trong năm là gì? và những ý nghĩa tương ứng của nó. Cùng Dubaothoitiet tìm hiểu tất tần tật trong bài viết này nhé!

MỤC LỤC
 

24 tiết khí trong năm là gì?

24 tiết khí trong năm chính là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời theo trục nghiêng. Mỗi tiết khí trong năm sẽ cách nhau 15 độ. Cụ thể, tương ứng với những ngày mà Mặt Trời ở các kinh độ sau: 0⁰, 15⁰, 30⁰, 45⁰, 60⁰, 75⁰, 90⁰, 105⁰, 120⁰, 135⁰, 150⁰, 165⁰, 180⁰, 195⁰, 210⁰, 225⁰, 240⁰, 255⁰, 270⁰, 285⁰, 300⁰, 315⁰, 330⁰, 345⁰ sẽ gọi là một tiết khí. Đây vốn là cách lập lịch của các nước Phương Đông cổ đại nhằm giúp người dân tối ưu chuyện trồng trọt, chăn nuôi theo mùa vụ.

 

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết khí trong năm

Theo nền văn minh Phương Đông cổ đại sẽ có 2 yếu tố để phân chia khoảng cách giữa 24 tiết khí với nhau. Cụ thể:

  • Dựa vào quỹ đạo quay của Trái Đất người ta có thể tính được khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc của một tiết khí. Tuy nhiên do Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình elip nên vận tốc sẽ không phải là một hằng số xác định. Chính vì điều này mà khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc giữa 2 tiết khí cũng không phải là một côn số cố định mà sẽ tùy từng năm.

  • Ngoài ra còn một lý do nữa là do việc làm tròn thời điểm bắt đầu của tiết khí vào đầu ngày.

Chính vì những lý do này mà khoảng cách giữa hai tiết khí kề nhau sẽ giao động từ 14 đến 16 ngày. 

Phân loại 24 tiết khí trong năm

Chia làm 4 loại như sau:

  • Những tiết khí biểu thị sự nóng, lạnh thay đổi cho nhau bao gồm: Lập xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí.

  • Những tiết khí biểu thị cho nhiệt độ thay đổi bao gồm: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn.

  • Những tiết khí liên quan đến mưa: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.

  • Tiết khí biểu thị cho sự vật, hiện tượng: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng.

Danh sách tên gọi của 24 tiết khí trong năm

Trên mặt phẳng không gian 360 độ, Mặt Trời cứ di chuyển một khoảng 15 độ thì một tiết khí lại diễn ra. Và sau đây, là thứ tự và tên gọi 24 tiết khí tương ứng với các mốc thời gian và kinh độ mà Mặt Trời đi qua:

Tiết khí mùa Xuân

  • Tiết Lập Xuân: Là tiết khí đầu tiên trong năm, báo hiệu một mùa Xuân ngập tràn hạnh phúc đã đến. Trong tiết Lập Xuân trăm hoa khoe sắc, vạn vật đều sinh sôi nảy nở, vũ trụ bước sang một chu kì tuần hoàn mới. Khoảng thời gian tiết khí này xảy ra sẽ rơi vào khoảng 4 - 5/2 đến 18 - 19/2 theo lịch Dương, lúc này Mặt Trời vừa đi qua kinh độ 315 độ.

  • Tiết Vũ Thủy: Đây là tiết khí diễn ra thứ 2 trong năm sau tiết Lập Xuân. Vào thời điểm này không khí sẽ có độ ẩm rất cao, mưa cũng xuất hiện với tần số thường xuyên hơn. Chính vì vậy mà tiết trời trở nên u ám kết hợp với gió Xuân thổi nhiều gây nên hiện tượng nồm nhà. Tiết khí này xảy ra từ ngày 18 hoặc 19/2 đến ngày 5/3 dương lịch, Mặt Trời đi ngang ngang qua kinh độ 330 độ.

  • Tiết Kinh Trập: Đây là khoảng thời gian vạn vật sinh sôi nảy nở, muôn hoa đâm chồi nảy lộc. Tiết khí này sẽ rơi vào khoảng thời gian từ 5 - 6/3 đến 20 - 21/3 dương lịch, tương ứng với kinh độ 345 độ. Tiết khi này còn có ý nghĩa là khoảng thời gian sâu nở.

  • Tiết Xuân Phân: Là một trong 6 tiết khí mùa Xuân xảy ra vào khoảng thời gian giữa Xuân. Đây cũng chính là thời điểm diễn ra hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. Tiết Xuân Phân sẽ vào 20 hoặc  21/3 đến 4 hoặc  5/4. Đồng thời lúc này Mặt Trời vừa đi qua kinh độ 0 độ.

  • Tiết Thanh Minh: Khi Mặt Trời vừa đi ngang qua kinh độ thứ 15, đất trời trở nên mát mẻ và trong sáng là lúc tiết Thanh Minh diễn ra. Tương ứng với khoảng thời gian từ 4 hoặc 5/4 đến 20 đến 21/4 dương lịch hằng năm.

  • Tiết Cốc Vũ: Là tiết khí cuối cùng của tiết khí mùa Xuân cũng là một trong sáu tiết khí liên quan đến mưa. Cốc Vũ cũng là tiết khí báo hiệu cho chúng ta biết trời đất đã bắt đầu vào Hạ. Đây là thời điểm có khí hậu thuận lợi nhất trong năm để muôn hoa đua nở. Tiết khí này bắt đầu vào khoảng từ 20- 21/4 đến 5 - 6/5 dương lịch, tương ứng với kinh độ 30.

Tiết khí mùa Hạ

  • Tiết Lập Hạ: Đây là tiết khí đầu tiên của tiết khí mùa Hạ. Thời tiết bắt đầu có sự chuyển biến về nhiệt độ. Nhiệt độ ngày càng tăng cao tạo nên những đợt nắng nóng gay gắt, khó chịu. Tiết Lập Hạ thường bắt đầu vào khoảng ngày 5 hoặc 6/5 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21/5 dương lịch tùy năm. Lúc này Mặt Trời sẽ đi qua kinh độ 45 độ.

  • Tiết Tiểu Mãn: Tiết Tiểu Mãn mang ý nghĩa là lũ nhỏ, đây là thời điểm trong năm thường xuyên có mưa. Tiết Tiểu Mãn bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22/5 đến  5 hoặc 6/6 dương lịch. Đồng thời lúc này Mặt Trời đi qua kinh độ 60.

  • Tiết Mang Chủng: Là tiết khí thứ 3 trong tiết khí mùa hạ, đồng thời là tiết khí thứ 9 trong 24 tiết khí trong năm. Đây là thời gian mà người làm nông gặt hái được kết quả, bởi đây là thời gian nông sản vào mùa. Thời tiết lúc này tuy oi bức nhưng lại có những cơn mưa rào đan xen bất chợt khiến không khí đang nắng gắt sẽ có có phần dịu lại. Tiết Mang Chủng hằng năm sẽ bắt đầu vào ngày 5 hoặc 6/6 và kéo dài đến ngày 21 hoặc 22/6 dương lịch tùy năm. Lúc tiết khí này bắt đầu xảy ra Mặt Trời sẽ đi qua kinh độ 75 độ.

  • Tiết Hạ Chí: Đây là tiết khí diễn ra vào khoảng thời gian giữa mùa Hạ. Là một trong những thời điểm mà Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng từ Mặt Trời khá lớn. Đồng thời hiện tượng ngày ngắn đêm dài cũng thể hiện vô cùng rõ rệt trong tiết khí này. Hằng năm cứ vào độ từ  21 - 22/6 đến 6 - 8/7 dương lịch tiết Hạ Chí sẽ diễn ra. Mặt trời di chuyển qua kinh độ thứ 90.

  • Tiết Tiểu Thử: Đây là tiết khí sẽ xảy ra khi Mặt Trời bắt đầu di chuyển qua kinh độ thứ 115 độ. Tên tiết khí này nếu như phiên ra theo tiếng Hán - Việt có nghĩa là nắng nhẹ. Thời tiết lúc này có phần nóng nhưng ở mức vừa phải. Thời gian diễn ra tiết khí này sẽ rơi vào độ từ 7 - 8/7 đến 22 - 23/7 dương lịch.

  • Tiết Đại Thử: Vốn là tiết khí cuối cùng trong tiết khí mùa Hạ. Đây sẽ là thời gian mà Trái Đất phải gánh chịu cái nắng gay gắt nhất trong năm. Khí hậu lúc này khiến con người cực kỳ khó chịu nắng nóng đỉnh điểm cộng với sự oi bức và hanh khô. Nhiều nơi thâm chí còn diễn ra hạn hán kéo dài. Không những vậy đây là khoảng thời gian thường xuyên xuất hiện mưa bão và áp thấp nhiệt đới. Thường rơi vào khoảng 22 - 23/7 đến 7 - 8/8 dương lịch. 

Tiết khí mùa Thu

  • Tiết Lập Thu: “Lập” có nghĩa là bắt đầu, chính vì vậy trong phiên âm Hán Việt thì Lập Thu có nghĩa là thời điểm bắt đầu của mùa thu. Thời gian bắt đầu tiết Lập Thu rơi vào khoảng 7 hoặc 8/8 và kéo dài đến 22 hoặc 23/8 dương lịch hằng năm. Khi đó Mặt Trời sẽ đồng thời chiếu qua kinh độ thứ 145 độ. Khí hậu lúc này sẽ có phần vô cùng mát mẻ và dễ chịu hơn rất nhiều so với tiết khí mùa Hạ.

  • Tiết Xử Thử: Mang ý nghĩa là mưa ngâu, khí hậu mát mẻ rõ rệt hơn. Tiết Xử Thử rơi vào ngày 22 hoặc 23/8 đến 7 hoặc 8/9 dương lịch. Lúc này so với tiết Lập Thu Mặt Trời sẽ di chuyển thêm 15 độ nữa. 

  • Tiết Bạch Lộ: Tiết Bạch Lộ là tiết khí thứ 3 trong tiết khí mùa Thu. Và đồng thời là tiết khí thứ 15 trong năm. Tiết Bạch Lộ thường sẽ bắt đầu vào ngày 7 hoặc 8 – 23 hoặc 24/9. Thời tiết bắt đầu có phần mát mẻ và hơi lạnh nhưng vẫn có nắng nhẹ. Trong suốt thời gian tiết khí này xảy ra Mặt Trời sẽ quét qua kinh độ từ 165 đến 180.

  • Tiết Thu Phân: Tiết khí này xuất hiện vào khoảng thời gian giữa Thu. Lúc này con người sẽ không còn cảm nhận được sự nắng nóng oi bức nữa. Cây cối lúc này cũng bước vào mùa thay hoa đổi lá. Diễn ra vào khoảng  23 - 24/9 đến ngày 7 - 8/10 dương lịch tùy từng năm.

  • Tiết Hàn Lộ: Là tiết khí diễn ra vào khoảng thời gian từ  8 hoặc 9/10 kéo dài đến 22 hoặc 23/10. Mặt Trời lúc này sẽ đi qua kinh độ thứ 205. Khí hậu có phần mát mẻ và có dấu hiệu  lạnh dần.

  • Tiết Sương Giáng: Là tiết khí 18 trong 24 tiết khí diễn ra trong năm. Với đặc trưng khí hậu là có sương mù xuất hiện, nhiều nơi còn có hiện tượng vô cùng gây hại cho mùa màng của người nông dân đó là sương muối. Thông thường tiết Sương Giáng sẽ rơi vào khoảng thời gian từ 23 hoặc 24/10 – 6 hoặc 7/11 dương lịch hàng năm.

Tiết khí mùa Đông

  • Tiết Lập Đông: Xảy ra vào khoảng thời gian từ 7 - 8/11 đến  21 - 22/11. Đây là thời gian bắt đầu của mùa đông, đánh dấu cho sự chuyển biến của thời tiết từ mát mẻ sang mùa đông lạnh giá. Lúc này đất liền sẽ thường xuyên nhận được các đợt khí lạnh từ phía Bắc tràn về. 

  • Tiết Tiểu Tuyết: Là tiết khí đánh dấu cho sự xuất hiện của hiện tượng tuyết rơi. Tiết Tiểu Tuyết tùy năm mà sẽ bắt đầu vào ngày 21, 22 hay 23/11 dương lịch và sẽ kết thúc vào ngày 7 hoặc ngày 8 tháng sau (tức tháng 12 dương lịch).

  • Tiết Đại Tuyết: Với ý nghĩa phiên âm theo tiếng Hán Việt là các đợt tuyết lớn. Tiết khí này sẽ có không khí vô cùng lạnh và khắc nghiệt. Với kiểu khí hậu này không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người mà nó còn gây ảnh hưởng đến hệ động thực vật. Tiết Đại tuyết sẽ rơi vào khoảng 7 hoặc 8/12 dương lịch và kéo dài từ ngày 21 hoặc 22 cùng tháng.

  • Tiết Đông Chí: Đây là thời gian giữa mùa Đông, thường bình minh lúc này sẽ xuất hiện rất muộn. Thời tiết lạnh lẽo hiện tượng ngày ngắn đêm dài xuất hiện vô cùng rõ rệt. Tiết Đông Chí có thể rơi vào ngày 21 hoặc 22/12  đến ngày 5 hoặc 6/1 dương lịch tùy từng năm.

  • Tiết Tiểu Hàn: Đây là tiết khí thứ 23 trong năm, mang ý nghĩa là rét vừa. Thường sẽ rơi vào ngày 5 - 6/1 và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 cùng tháng. Thời tiết tuy rét nhưng không quá khắc nghiệt. Lúc này Mặt Trời sẽ đi qua kinh độ thứ 270. Lượng nhiệt mà Bắc Bán cầu nhận được lúc này là vô cùng ít ỏi.

  • Tiết Đại Hàn: Đây là tiết khí cuối cùng trong 24 tiết khí, cũng là tiết khí cuối cùng trong 6 tiết khí mùa Đông. Với đặc điểm thời tiết là rét đậm thậm chí là rét hại cực độ. Với kiểu thời tiết này rất nhiều loài động thực vật và kể cả con người đều phải chịu ảnh hưởng rất lớn. Thường thì tiết khí này sẽ diễn ra vào ngày 20 - 21/1 đến 3 - 4/2 dương lịch.

Trên đây là toàn bộ thông tin về 24 tiết khí trong năm theo cách lập lịch của các nước phương Đông. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích được cho bạn trong cuộc sống.

Bài viết cùng chủ đề