Tiết Đại Hàn là gì? Tiết Đại Hàn 2023 là vào ngày nào?

Người đăng: Chồn bí ẩn

Đại Hàn là tiết khí cuối cùng trong số 24 tiết khí của năm, cũng là tiết có thời tiết lạnh giá nhất. Vậy Tiết Đại Hàn là gì, những đặc điểm và ý nghĩa của tiết Đại Hàn trong dân gian như thế nào? Hôm nay cùng Dubaothoitiet tìm hiểu kĩ hơn về tiết Đại Hàn nhé!

MỤC LỤC

 

Tiết Đại Hàn là gì?

Đại Hàn (“đại” nghĩa là to, “hàn” là là lạnh) có nghĩa là rất lạnh, cụm từ này dùng để bao quát thời tiết trong những ngày này, những ngày lạnh nhất trong một năm. Trong thời kỳ này, bán cầu bắc của Trái đất thường rất lạnh; chính xác hơn là ở Trung Quốc cổ đại rất lạnh. Tuy nhiên, nếu trước đó, ở tiết Tiểu Hàn đã rất lạnh, thì đến Đại Hàn nhìn chung thời tiết không còn lạnh lắm. Ở đèo Hải Vân về phía miền Bắc Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của tiết Đại Hàn khá nặng.

Tiết Đại Hàn 2023 là vào ngày nào?

Theo Dương lịch Đại Hàn thường bắt đầu vào ngày 20 - 21/1 và kéo dài khoảng 10 - 15 ngày đến ngày 3/2 hoặc 4/2. Tiết Đại Hàn sẽ nằm giữa tiết Tiểu hàn và tiết Lập Xuân của năm sau. Tiết Đại Hàn của năm 2023 cũng tương tự, bắt đầu từ thứ 7 ngày 21/1/2023 (nhằm ngày 18/12 âm lịch) và kéo dài trong vòng 3 tuần đến thứ 7 ngày 4/2 (nhằm ngày 31/1 âm lịch) là kết thúc để chuẩn bị bước sang tiết Lập Xuân. 

Tiết Đại Hàn có đặc điểm gì?

Vào những ngày thuộc tiết Đại Hàn, mặt trời nằm ở xích kinh 300 độ, vị trí này nằm gần nhất với cực Nam và xa nhất với cực Bắc. Vì vậy lúc này ở Bán cầu Bắc sẽ nhận được nhiệt lượng và ánh sáng mặt trời tương đối yếu ớt, bầu trời tối màu, xám xịt, thời tiết lạnh lẽo và khá hanh khô. 

Bên cạnh lý do về vị trí của mặt trời đối với 2 cực thì Đại Hàn lạnh lẽo ở phía bán cầu Bắc còn do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, lượng nhiệt tích lũy trong thời điểm trước đó đã được bức giải hết, theo nguyên lý cân bằng nhiệt độ thì trải qua suốt mấy tháng mùa đông lạnh lẽo, mặt đất hấp thụ nguồn nhiệt lạnh mà không có bất kỳ nguồn nhiệt nóng nào hỗ trợ để cân bằng nên thời tiết thời điểm này lạnh nhất cũng hợp lý. Thứ hai thì đây là thời điểm mà các khối khí lục địa ngày càng tăng cường mạnh mẽ, mang theo gió lạnh và khô hanh, rất khó chịu nên làm cho chúng ta cảm nhận được thời tiết lạnh hơn.

Ngược lại với Bắc bán cầu, ở phía Nam bán cầu lại có nhiệt lượng và ánh sáng nhiều, có một số nơi có hiện tượng băng tan vào khoảng thời gian này. Thậm chí ở những nơi là tâm cực có thể không có ban đêm.

Tuy đây là thời điểm giá lạnh nhất nhưng nó biểu thị rằng một năm đã kết thúc, sau khi kết thúc Đại Hàn chính là tiết Lập xuân, sự sống từ trong giá lạnh chuẩn bị hồi sinh, đâm chồi nảy lộc, chim chóc từ phương Nam tránh rét cũng đã bắt đầu quay về.

Ý nghĩa phong thủy của tiết Đại Hàn?

Tiết Đại Hàn bắt đầu từ nửa cuối tháng Chạp trong năm, theo Kinh dịch thì đây là quẻ Lâm. Quẻ này được xem như là một quẻ đại cát đại lợi, điềm báo cho sự hồi sinh trở lại, sự khôi phục của dương khí, bao gồm sự may mắn và thịnh vượng, triển vọng cho tương lai. Quẻ này cũng biểu thị bạn sẽ có những cuộc gặp gỡ, hội ngộ, tái ngộ có giá trị cho chính bản thân bạn và đối phương. Nếu tháng 11 ứng với quẻ Phục là hào dương được sinh ra thì đến tháng Chạp này, hào dương lại phát triển càng trở nên lớn mạnh, qua tiết Lập xuân - quẻ Thái thì có 3 hào dương khí, mang theo những năng lượng tốt, hạnh phúc, thuận lợi, tin tưởng.

Những người sinh ra vào tiết Đại Hàn (tháng Sửu) sẽ chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngũ hành Thổ vượng, Kim khí nhập kho nên thường có xu hướng khá điềm tĩnh, tự do, ổn định, nguyên tắc, bao dung, lương thiện,... Những người kị mệnh Thổ thì thời gian này nên cẩn thận vì có thể làm ăn thua lỗ, bị tiểu nhân hãm hại tiêu tốn tiền của.

Nguồn dương khí và sinh khí của tiết Đại Hàn có thể hóa giải mâu thuẫn , khúc mắc nên thường được chọn để hành các sự lớn như xây dựng cưới hỏi,...

Nên làm gì trong tiết Đại Hàn?

  • Giữ ấm cơ thể, ăn chín uống sôi: đây là khoảng thời gian lạnh nhất trong năm vì vậy chúng ta luôn cần phải đảm bảo sức khỏe tốt để chống chọi với ngoại cảnh lạnh giá, đặc biệt là những người cao tuổi. Mọi người nên uống nước ấm để giúp cơ thể ấm hơn, phòng các bệnh về cổ họng và cảm cúm. Bên cạnh đó còn nên nâng cao sức khỏe bằng cách tập luyện thể thao, tập yoga, gym,...

  • Ăn xôi nếp: không biết từ bao giờ người ta thường hông một nồi xôi nếp lớn vào ngày Đại Hàn để ăn cho ấm bụng. Các loại món ăn chế biến từ nếp như xôi nếp, bánh nếp, bánh chưng bánh tét có tính ôn, vị ngọt có thể vừa đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng vừa no lâu, giúp cơ thể chống chọi được tiết Đại Hàn.

  • Bảo vệ vật nuôi, hoa màu: đối với chăn nuôi, người làm nông nghiệp cũng cần chú ý quan sát và giảm thiểu thiệt hại của thời tiết. Vệ sinh và che chắn chuồng trại, chăm sóc kĩ các giống hoa màu để chúng vượt qua giai đoạn lạnh giá này.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã nắm được Tiết Đại Hàn là gì và tất cả những thông tin xung quanh tiết Đại Hàn. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích trong việc sắp xếp công việc và đảm bảo sức khỏe với bạn nhé!

Bài viết cùng chủ đề