Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Người đăng: Duy Nguyen

Đồng bằng sông Hồng được biết đến là một trong hai vựa lúa lớn nhất Việt Nam cùng với đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Vậy Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng? Cùng Dubaothoitiet tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC
 

Vị trí địa lý của Vùng Đồng bằng sông Hồng 

Đồng bằng sông Hồng hay còn được gọi là vùng châu thổ Bắc Bộ, là khu vực thuộc miền Bắc Việt Nam. Khu vực này nằm ở hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình.

Khu vực đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh thành phố là Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Quảng Ninh. Tuy là khu vực có diện tích nhỏ nhất nước ta với chỉ 14.806 km2 nhưng đồng bằng sông Hồng lại là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước. Với lượng dân cư sinh sống và làm việc đông đảo, khu vực đồng bằng sông Hồng có lợi thế nguồn lao động dồi dào tuy nhiên lại ảnh hưởng không nhỏ tới tài nguyên thiên nhiên cũng như ô nhiễm, thất nghiệp, vô gia cư.

Phía Bắc và Tây của đồng bằng sông Hồng là vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Phía Đông là vịnh Bắc Bộ. Phía Nam là Bắc Trung Bộ. 

Với vị trí địa lý đặc biệt nằm ở trung tâm Bắc Bộ và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, đồng bằng sông Hồng đóng vai trò là cầu nối giữa các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Đặc biệt nằm ở hạ lưu 2 con sông lớn, đồng bằng sông Hồng có điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp. Việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp và ngành xuất khẩu. Ngoài ra vùng còn có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn ở miền Bắc, sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng là cửa ngõ giao thương quốc tế. 

Do vậy đồng bằng sông Hồng nằm ở vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Hồng 

Đồng bằng sông Hồng có lợi thế điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa dạng giúp cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng và góp phần vào sự phát triển của cả nước.

Địa hình

Đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Hồng khá thấp, chủ yếu là dạng địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng tạo điều kiện cho dân cư sinh sống, phát triển giao thông vận tải và công trình xây dựng.

Sông ngòi

Nằm ở hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình, đồng bằng sông Hồng có hệ thống sông ngòi dày đặc và khá phát triển góp phần bồi đắp phù sa cho địa chất của vùng. 

Tuy nhiên, lượng nước chảy vào mùa mưa là khá lớn nên thường gây ra lũ lụt đặc biệt ở vùng cửa sông. Về mùa khô lượng nước này lại giảm mạnh khiến lượng nước cung cấp bị hạn chế.

Khí hậu

Ở đồng bằng sông Hồng phổ biến khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông giống như khí hậu miền Bắc Việt Nam. Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau cũng là mùa khô của vùng.

Điều kiện khí hậu khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ

Tài nguyên đất

Đất đai ở vùng đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa ngọt được bồi đắp từ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Lượng phù sa này giúp việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng.

Đất ở vùng đồng bằng sông Hồng rất phù hợp để trồng lúa nước và các cây nông nghiệp cũng như cây công nghiệp ngắn ngày. Đây cũng là vùng trồng cây lương thực có diện tích lớn thứ 2 cả nước chỉ sau đồng bằng sông Cửu Long.

Tài nguyên khoáng sản

Đất sét trắng ở Hải Dương là tài nguyên khoáng sản lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng, phục vụ cho ngành sản xuất sành sứ. Ngoài ra còn một số tài nguyên khác như đá vôi, than nâu, khí đốt…

Sinh vật

Tài nguyên sinh vật ở đồng bằng sông Hồng đa dạng và phong phú. Đặc biệt sở hữu các khu vườn bảo tồn quốc gia như Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương,...

Các ngành công nghiệp của đồng bằng sông Hồng

Vùng đồng bằng sông Hồng là khu trọng điểm kinh tế phía Bắc vì vậy các ngành công nghiệp cũng khá đa dạng. Gồm các ngành như luyện kim, hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiệt điện,... Ngoài ra còn phát triển một số ngành công nghiệp khai thác khác như khai thác đá vôi, khí dầu, cao lanh,...

Nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có khá dồi dào cũng như phát triển công cụ, các ngành công nghiệp là ngành trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng.

Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?

Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú và nguồn phù sa màu mỡ được bồi đắp từ lâu từ sông Thái Bình và sông Hồng. Tuy rằng tổng diện tích và sản lượng lương thực đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng đây lại là vùng có trình độ thâm canh cao và lâu đời.

Là một trong 2 vựa lúa và lương thực lớn nhất cả nước, sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng đóng một vai trò quan trọng:

- Đảm bảo nguồn lương thực cung cấp cho cả vùng và là nguồn dự trữ lớn cho kho lương thực cả nước.

- Lương thực là sản phẩm xuất khẩu quan trọng đặc biệt là lúa gạo, đem lại nguồn thu rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội nước nhà.

- Cung cấp nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

- Giải quyết vấn đề lao động thất nghiệp

- Tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có như nguồn nước dồi dào,, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi…

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng? Cùng theo dõi Dubaothoitiet để khám phá nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé

Bài viết cùng chủ đề