Sao Hỏa là gì? Những điều thú vị về sao hỏa có thể bạn chưa biết

Người đăng: Huyen Trang

Sao hỏa là hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời mà chúng ta chắc hẳn đã được nghe nhiều lần trong đời. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Sao Hỏa có rất nhiều điều thú vị có thể bạn chưa biết. Vì vậy, hãy cùng Dubaothoitiet tìm hiểu về Sao Hỏa là gì? Những điều thú vị về Sao hỏa qua bài viết sau đây nhé.

MỤC LỤC

 

Sao Hỏa là gì?

Sao Hỏa (Mars) còn được gọi là Hành tinh Đỏ, là hành tinh thứ tư trong hệ mặt trời và là hành tinh đầu tiên quay quanh quỹ đạo bên ngoài quỹ đạo Trái đất. Đây là một hành tinh đá với bầu khí quyển mỏng và các đặc điểm bề mặt của nó giống với cả miệng núi lửa trên mặt trăng và đỉnh núi lửa, sa mạc, thung lũng và chỏm băng trên Trái đất.

Sao Hỏa là gì?

Ảnh chụp Sao Hỏa

Vị trí của Sao Hỏa:

  • Tọa độ Sao Hỏa: AR 21h 59m 15s

  • Độ nghiêng: -14° 14′ 1″

  • Khoảng cách ngắn nhất giữa Sao Hỏa và Trái Đất là 57 triệu km.

  • Khoảng cách trung bình giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Mặt Trời là khoảng 230 triệu km (1,5 AU). 

Cấu trúc và bề mặt của Sao Hỏa

Cấu trúc và thành phần của Sao Hỏa:

  • Lớp vỏ bụi: Nó là một lớp bụi mịn bao phủ bề mặt sao Hỏa. Dưới lớp bụi có một lớp vỏ dày khoảng 50km và được cấu tạo chủ yếu từ đá bazan núi lửa.

  • Lớp Manti: Lớp Manti dài khoảng 5400 – 7200 km và chủ yếu bao gồm: silic, sắt, oxy và magie.

  • Lớp lõi đặc: Lớp này nằm ở trung tâm sao Hỏa, bao gồm niken, sắt và lưu huỳnh. Đường kính của lớp lõi này khoảng 3000 - 4000 km. Vì lõi không chuyển động nên Sao Hỏa không có từ trường.

Bề mặt Sao Hỏa:

  Bề mặt Sao Hỏa

Bề mặt Sao Hỏa

  • Bề mặt của Sao Hỏa có chứa oxit sắt, hay “rỉ sắt”, khiến  bề mặt có màu đỏ.

  • Sao Hỏa là một hành tinh nhỏ và chứa nhiều đá.

  • Sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng, có chứa 95% carbon dioxide, 3% nitơ, 1,6% argon, một lượng nhỏ oxy và hơi nước. Áp suất khí quyển của Sao Hỏa chỉ bằng 1% áp suất khí quyển của Trái đất.  

  • Bầu khí quyển của Sao Hỏa hoạt động nhưng bề mặt của nó không hoạt động. Ngọn núi lửa của Sao Hỏa đã chết.

Đặc điểm của Sao Hỏa

Đặc điểm về khí hậu

Khí hậu ở Sao Hỏa rất lạnh. Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là âm 80 độ F, dưới mức đóng băng. Nhưng nhiệt độ gần cực vào mùa đông có thể xuống thấp tới -125 độ C và nhiệt độ ban ngày ở xích đạo có thể lên tới 20 độ C.

Sao Hỏa có 4 mùa nhưng thời gian của các mùa lại khác nhau: Mùa xuân kéo dài 7 tháng, mùa hè dài 6 tháng, mùa thu 5 tháng và mùa đông 4 tháng.

Trời đầy mây và gió như mặt đất. Đôi khi gió thổi bụi đỏ trong bão cát. Những cơn bão cát nhỏ có thể trông giống như những cơn lốc xoáy, còn những cơn bão lớn có thể bao phủ toàn bộ hành tinh.

Đặc điểm về kích thước, khối lượng

  • Diện tích xấp xỉ bằng tổng diện tích đất liền trên Trái Đất.

  • Sao Hỏa nặng khoảng 6,39E23 kg.

  • Thể tích của Sao Hỏa là 163 tỷ km3.

  • Sao Hỏa có tỷ trọng là 3,93 g/cm³.

  • Đường kính của nó là 4220 dặm (6792 km).

  • Đường kính từ cực đến cực là 4196 dặm (6752 km).

  • Là hành tinh nhỏ thứ 2 trong Hệ mặt trời.

  • Kích thước khoảng hơn một nửa (53%) kích thước của Trái Đất.

 Đường kính Sao Hỏa

Đường kính của Sao Hỏa

Những điều thú vị về Sao Hỏa

Tồn tại sự sống trên Sao Hỏa không?

Trong số tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, Sao Hỏa là hành tinh được các nhà khoa học tin rằng có sự sống. Tuy nhiên, nhiệt độ ở đây quá khắc nghiệt nên sẽ khó có thể tồn tại  lâu trên Sao Hỏa.

Sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ sao Hỏa. Các nhà khoa học đã xác định được hai nguyên tố hình thành nên sự sống là nguyên tố bị oxy hóa Molypden và Bo. Hai yếu tố này theo các thiên thạch từ sao Hỏa đến Trái đất cách đây 3,6 tỷ năm và tạo ra sự sống trên hành tinh của chúng ta.

Sao Hỏa có nước không?

Phát hiện đất sét và carbon – Đây là bằng chứng cho sự xuất hiện của nước – trên miệng núi lửa McLaughlin của sao Hỏa. Ngoài ra, còn phát hiện các mỏ trầm tích trên bề mặt của nó. Giống với Trái Đất, các nhà khoa học cho rằng ở Sao Hỏa cũng có nước chảy bao quanh.

Sao Hỏa có bao nhiêu vệ tinh?

Sao Hỏa có hai vệ tinh đó là Deimos và Phobos. Hai vệ tinh này quay quanh Sao Hỏa 3 lần trong 1 ngày và ngày càng tiến gần đến Sao Hỏa với tốc độ 1,8 m trong vòng 100 năm. Sẽ xuất hiện một vụ va chạm giữa hành tinh Phobos và sao Hỏa trong khoảng 50 triệu năm tới.

Ai là người đầu tiên đặt chân đến Sao Hỏa

Cho đến nay vẫn chưa có ai chính thức đặt chân lên sao Hỏa. Vào ngày 24 - 01 - 2014, NASA đã gửi hai tàu thăm dò mang tên Opportunity và Curiosity tới Sao Hỏa để bắt đầu tìm kiếm bằng chứng về sự sống trên hành tinh này. 

Alyssa Carson có lẽ là người đầu tiên được chọn đặt chân lên Sao Hỏa. Theo thông báo mới nhất từ ​​NASA và SpaceX, thời điểm đưa con người lên sao Hỏa sẽ được hiện thực hóa sớm nhất là năm 2030.

Nguyên nhân gây ra siêu bão bụi

 Siêu bão bụi ở Sao Hỏa

Siêu bão bụi ở Sao Hỏa

Sao Hỏa là hành tinh có khả năng tạo ra các cơn bão bụi lớn nhất với sức công phá mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời.

Các hạt bụi trong không khí ở trên sao Hỏa có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời kết hợp cùng gió khiến nhiệt độ bị đẩy lên mức cao hơn. Đây chính là nguồn cơn của các trận siêu bão khủng khiếp và kéo dài.

Như vậy qua những thông tin Dubaothoitiet đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn biết thêm được Sao Hỏa là gì và tổng quan về nó. Nếu phần nào mà bạn cảm thấy có ích hãy chia sẻ bài viết đến với bạn bè của bạn để mọi người cùng đọc nhé. Ngoài ra, nếu có thắc mắc về bài viết hãy bình luận để chúng mình có thể thấy và phản hồi sớm nhất có thể.

Bài viết cùng chủ đề