Có bao nhiêu hướng
Trước khi tìm hiểu về cách xác định hướng, chúng ta hãy cùng nhắc lại có bao nhiêu hướng cơ bản và tên gọi của chúng nhé!!
Theo quy ước chung trên thế giới, hiện có 4 hướng chính để định vị bao gồm: hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam và hướng Bắc. Đôi khi, chúng ta sẽ gặp các tên gọi khác của chúng là: West (W) - North (N) - East (E) - South (S). Thực chất đây chỉ là tên gọi Đông Tây Nam Bắc tiếng Anh mà thôi. Bên cạnh 4 hướng chính thì người ta sẽ sử dụng thêm 4 hướng phụ để có thể mô tả rõ ràng hơn tọa độ của vật thể bao gồm: Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc và Tây Nam. Trong một số trường hợp chúng ta cần chi tiết hơn nữa về hướng sự vật thì có thể gọi tên 8 hướng sau đây:
• Bắc Tây Bắc.
• Bắc Đông Bắc.
• Đông Đông Bắc.
• Bắc Đông Nam.
• Nam Đông Nam.
• Nam Tây Nam.
• Tây Tây Nam.
• Tây Tây Bắc.
Như vậy, chúng ta sẽ có tổng cộng 16 hướng được suy ra từ 4 hướng chính ban đầu. Thế nhưng, cơ sở để xác định phương hướng thì chúng ta vẫn phải dựa vào việc xác định 4 hướng cơ bản.
La bàn được coi như phương pháp tối ưu nhất về độ chính xác cũng sự nhanh chóng, bất cứ ai khi hiểu đều có thể sử dụng được. Hiện nay, hầu hết các thiết bị điện thoại thông minh đều trang bị thêm tính năng này nên người dùng có thể dễ dàng xác định phương hướng mọi lúc, mọi nơi. Cách dùng la bàn khá đơn giản
Một trong những chức năng chính của la bàn vẫn luôn là định vị và xác định phương hướng trong nhiều trường hợp khác nhau như để tránh bị lạc khi đi du lịch như đi rừng, trekking, tìm đường đi hay xem hướng nhà…
+ Bước 1: Xoay la bàn sao cho cây kim màu đỏ chỉ về hướng bắc về đúng chính giữa vạch đỏ số 0 rồi xác định phương hướng.
+ Bước 2: Sử dụng kim nam châm đặt trên trục xoay
+ Bước 3: Định hướng trong từ trường của trái đất.
Là loại la bàn sử dụng phổ biến cho những người đi dã ngoại, du lịch chuyên nghiệp hay đi rừng, cách sử dụng và xem cũng có phần phức tạp hơn. Trong đó để tăng tính hiệu quả các bạn có thể sử dụng loại la bàn truyền thống kết hợp cùng bản đồ để dễ dàng hơn khi xem la bàn chỉ đường.
+ Bước 1: Điều chỉnh độ lệch từ thiên bằng việc tuân theo những hướng dẫn để căn góc một cách chính xác.
+ Bước 2: Sử dụng góc phương vị theo thực tế nơi bạn đứng được xác định vị trí trên bản đồ
+ Bước 3: Kết hợp góc phương vị cùng bản đồ để xác định vị trí của bạn và kẻ 1 đường thẳng dọc theo cạnh thẳng của chiếc la bàn, điểm giao đường thẳng theo cột mốc ra dọc con đường bạn đang đi chính là vị trí hiện tại của bạn, từ đó các bạn có thể dễ dàng xác định các hướng la bàn cần đi.
-
Với la bàn trên điện thoại
Định vị bằng la bàn điện thoại
Đây có lẽ là phương pháp được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống nhưng nếu bạn có chuyến du lịch dài ngày tại những nơi địa hình hoang vu, hãy tự bảo vệ mình bằng cách bỏ túi 1 chiếc la bàn cầm tay nhé
+ Bước 1: Mở ứng dụng la bàn trên điện thoại của bạn rồi giữ phần thân điện thoại bằng phẳng trong lòng bàn tay của bạn. Tuy nhiên tốt hơn hết là bạn nên bề mặt phẳng khác như mặt bàn hay sàn nhà để làm theo những chỉ dẫn tiếp theo trên màn hình, điều này có lợi hơn trong cách coi la bàn chính xác.
+ Bước 2: Tiến hành thao tác nghiêng thiết bị điện thoại di động của mình để bộ cảm biến được hoạt động sao cho chấm đỏ trên màn hình xoay xung quanh hình tròn
+ Bước 3: Giữ cố định điện thoại trên tay bạn sao cho định vị được đúng phương hướng cần tìm (trong phạm vi 30 – 40 độ các hướng đông tây nam bắc).
+ Bước 4: Chạm vào bề mặt la bàn trên màn hình để giữ cho la bàn không tiếp tục xoay nữa từ đó bạn có thể dễ dàng di chuyển theo hướng đã chỉ dẫn.
Owen Doff là một nhà phi công người Anh. Trong suốt cuộc đời lái máy bay đi khắp nơi trên thế giới, ông đã nghiên cứu được một phương pháp xác định phương hướng bằng cách phối hợp giữa GẬY và MẶT TRỜI. Phương pháp này được ông thử đi thử lại nhiều lần (trên 1.000 lần) ở nhiều vị trí khác nhau trên Trái đất (Từ cực Bắc cho đến cực Nam) và ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (những lúc có Mặt Trời). Cuối cùng, ông đã thu được kết qủa chính xác gần như tuyệt đối.
Xác định phương hướng bằng gậy
Cách làm như sau:
+ Bước 1: Cắm một cây gậy xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T (hình 1).
+ Bước 2: Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ (hình 2).
+ Bước 3: Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ và dễ dàng xác định được bên T là hướng Tây và bên Đ là hướng Đông.
+ Bước 4: Từ đường thẳng Đông Tây ta kẻ đường vuông góc sẽ có hướng Bắc và Nam
Với một chiếc đồng hồ có kim và 12 số chỉ giờ, ta vẫn có thể xác định phương hướng được. Gồm các bước sau:
+ Bước 1: Đặt đồng hồ nằm ngửa trên lòng bàn tay (theo phương nằm ngang) sao cho kim giờ chỉ về hướng của Mặt Trời hiện tại.
+ Bước 2: Chia đôi góc do chiếc kim chỉ giờ và đường 6-12 tạo nên. Đường phân gíac này sẽ chỉ hướng Bắc – Nam (góc nhỏ nhất về hướng Nam – gَc lớn nhất về hướng Bắc). Ví dụ trong hình vẽ là 13g00, tức 1g00 chiều.
Nguyên lý của phương pháp này dựa trên hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn đối với Trái Đất, tạo thành một đường tròn xung quanh Trái Đất, trong 24 tiếng đồng hồ. Kim giờ của đồng hồ thì quay một vòng tròn trong 12 giờ, nghĩa là trong cùng một thời gian, kim đồng hồ vạch cung lớn hơn 2 lần.
Hiểu một cách ngược lại, nếu ta lấy hướng Bắc – Nam chia đôi cung do kim giờ vạch ra (với vị trí của mặt đồng hồ như đã làm ở trên), ta sẽ tìm thấy hướng của Mặt Trời đang hiện diện.
Tuy nhiên, phương pháp này ko chính xác cho lắm, sai số có thể lên đến hàng chục độ. Nguyên nhân chính là vì mặt đồng hồ được đặt song song với mặt phẳng chân trời, còn đường di chuyển hàng ngày của Mặt Trời chỉ ở cực mới nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Còn ở các vĩ độ khác, đường đó tạo nên với đường chân trời những góc khác nhau, góc đó có thể lớn hơn 90 độ (ở Xích Đạo). Vì lẽ đó, chỉ có ở vùng gần cực thì mới có thể dùng phương pháp này để xác định phương hướng cho kết qủa chính xác mà thôi.
• Hoa Hướng Dương luôn quay mặt về hướng Đông, do đó nó mới có tên là Hướng Dương (hướng về Mặt Trời mọc).
• Các hình dạng đặc thù của thân cây cao trong khu rừng rậm luôn có chiều hướng về phía Mặt Trời mọc để đón lấy ánh nắng Mặt Trời.
• Ở những vùng nhiệt đới – Xích Đạo, rêu (hoặc địa y phát triển cộng sinh) mọc trên thân cây ở phía Tây rất nhiều. Ở vùng ôn đới rêu sẽ mọc hướng Bắc.
• Bụi cây, chùm cây độc lập, trong những tháng có gió Đông Bắc (gió lạnh), khi có động chim từ hướng nào bay ra nhiều, dưới gốc câycó nhiều cứt chim là hướng Tây Nam.
• Lõi của thân cây lớn (thân cây nếu bị cắt ngang) sẽ chỉ về hướng Bắc.
• Dựa vào hướng bay của chim: Mùa Đông chim bay về hướng Nam di trú, mùa Hè bay về hướng Bắc (chỉ áp dụng cho những con chim bay cao).
• Măng tre, chuối con thường mọc hướng Đông trước to hơn, các hướng khác mọc sau bé hơn.
• Tổ kiến: che đắp nhiều lá hướng Bắc (kể cả tổ kiến trên cây lẫn dưới đất. Trừ những nơi thấp, không có mưa, ít gió).
• Lỗ của tổ ong, chim đục trên cây làm tổ thường là hướng Đông Nam.
Trên đây là những cách xác định phương hướng mà Dự Báo Thời Tiết đã giới thiệu đến cho bạn, hãy theo dõi chúng tôi để có được nhiều kiến thức thú vị và bổ ích hơn nhé!