Tia UV là gì? Có mấy loại tia UV? Tác hại của tia UV là gì?

Người đăng: Sophie Nguyen

Với đặc thù là một nước nhiệt đới, Việt Nam nhận được lượng ánh sáng lớn và cường độ mạnh từ mặt trời. Điều này đồng nghĩa với cường độ tia UV cũng cao. Vậy tia UV là gì? Có mấy loại tia UV? Tác hại của tia UV là gì? Hãy cùng dubaothoitiet.info tìm hiểu sâu hơn về loại tia này nhé!

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Tia UV là gì?

Tia UV là gì

Ánh sáng mặt trời chiếu xuống được chia làm 3 nhóm chính dựa trên độ dài của bước sóng, gồm tia hồng ngoại, ánh sáng có thể nhìn thấy bằng mắt người, và cuối cùng là tia UV.

Tia UV (tiếng anh: Ultra violet) hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím, hay bức xạ tia cực tím, là một trong 3 nhóm ánh sáng mặt trời. Đây là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng mắt người có thể nhìn thấy, và dài hơn bước sóng của tia X (tia hồng ngoại). Đồng thời, đây cũng là một dạng bức xạ điện từ đến từ mặt trời hay các nguồn nhân tạo khác như giường tắm nắng, mỏ hàn,… 

Tia cực tím không thể nhìn thấy bằng mắt người. Sở dĩ như vậy vì sắc tím là màu sắc có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường con người có thể nhìn thấy. Trong khi đó, cực tím có nghĩa là mức độ lớn hơn màu tím, vượt ngoài bước sóng của màu tím.

 Quang phổ (tần số có thể có của bức xạ điện từ) của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng tia:

  • Vùng tử ngoại gần (bước sóng 380 - 200 nm)
  • Vùng tử ngoại xạ (hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không, có bước sóng 200 - 10 nm).

Các loại tia UV

Có 3 loại tia cực tím tỏa ra từ ánh sáng mặt trời :

  • Nhóm UVA (tia cực tím bước sóng A, sóng dài, ánh sáng đen, có bước sóng từ 380 - 315 nm): chiếm 95% tia nắng mặt trời, làm da của chúng ta nhăn nheo
  • Nhóm UVB (tia cực tím bước sóng B, sóng trung, có bước sóng 315 - 280nm) : gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da
  • Nhóm UVC (sóng ngắn, sóng có tính tiệt trùng, bước sóng ngắn hơn 280 nm) tiêu diệt acid nucleic trong các tế bào, phá hủy ADN tồn tại trong các cơ thể sống... UVC chính là thứ ánh sáng ma quái ám ảnh sự tồn tại và sự sống của loài người trên trái đất. Đây là loại tia gây hại nhất. Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển

Tuy nhiên, trên lý thuyết, nhờ tầng ozon hấp thụ trong quá trình hình thành qua các phản ứng hóa học với tia UVC, 99% tia cực tím đến được mặt đất thuộc dạng tia UVA. Do đó, bất kể nơi nào có ánh sáng mặt trời thì đều có tia cực tím.

Các loại tia UV

Lợi ích của tia UV

Lợi ích của Tia UV

Tia UV mang lại cho con người kha khá lợi ích có thể kể đến như:

  • Tổng hợp vitamin D trong cơ thể, hỗ trợ cơ thể trong quá trình hấp thu canxi giúp xương và răng chắc khỏe hơn (khoảng thời gian từ 5 – 7 giờ sáng)
  • Làm chậm sự phát triển của các tế bào da: ứng dụng điều trị bệnh vảy nến nhờ tác dụng kìm hãm sự phát triển của các tế bào da.  (bệnh do các tế bào da phát triển quá nhanh gây ngứa, xuất hiện vảy)
  • Khử trùng, tiệt trùng

Tác hại của tia UV

Tác hại của tia UV

Tuy nhiên, những lợi ích mà tia UV mang đến chỉ là một phần rất nhỏ so với tác hại của nó. Nhìn chung cả 3 loại tia UV đều có hại.

Tia tử ngoại UVA

Tia này gần như xuất hiện bất cứ nơi nào có ánh sáng mặt trời. Tia này có khả năng xuyên qua mọi thứ kể cả quần áo, cửa kính, vì vậy chúng có tác động trực tiếp đến con người.

  • Ảnh hưởng đến tầng hạ bì của da, làm sạm và nám da.
  • Xâm nhập sâu vào tầng hạ bì của da, phá hủy collagen khiến da nhanh chóng lão hóa.

Tia tử ngoại UVB

Có bước sóng nhỏ hơn UVA, một phần tia UVB bị làm suy giảm ở tầng khí quyển nên có thể bị chặn lại bởi các cửa kính hoặc quần áo thông dụng.

  • Trực tiếp tấn công tầng biểu bì của da, gây ra tổn hại da: khô nẻ, sạm, cháy nắng, nám, tàn nhang, đồi mồi và kích ứng. Đặc biệt tia này khiến da bị cháy nắng (các vết bỏng xuất hiện khi tế bào da bị tổn thương), tình trạng này kéo dài và tiếp xúc lượng lớn tia UVB sẽ gây bỏng rát nghiêm trọng
  • Với cường độ cao, tia UVB sẽ ảnh hưởng đến lớp đáy tầng biểu bì, sinh ra các tế bào hỏng, lâu dần sẽ tích tụ gây nên ung thư da

Tia tử ngoại UVC

Đây là tia có năng lượng cao nhất so với hai tia còn lại và được coi là “kẻ hủy diệt”. Tia UVC gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da và đôi mắt của chúng ta, gây bỏng trên bề mặt mắt (hay còn gọi là tuyết mù) hoặc viêm giác mạc ánh nắng.

Tia này còn có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mắt như đục thủy tinh thể (gây mù lòa), mộng thịt và mộng mỡ mắt.

Nhờ vào sự hấp thụ của tầng Ozon, ngăn chặn gần như toàn bộ tia UVC chiếu xuống mặt đất, chỉ có tia UVA và UVB có thể chiếu qua lớp khí quyển này. Dù vậy, hiện nay tình trạng thủng tầng ozon đang ngày càng nghiêm trọng, các bức xạ năng lượng cao của tia UVC vẫn có thể thâm nhập xuống bề mặt Trái Đất, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người.

Cách bảo vệ làn da trước tác hại của tia UV

  • Bôi kem chống nắng

Đây là cách phổ biến nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất để tránh tác động xấu của tia UV. Ngay cả khi trời không nắng, trời mưa, hay ở tỏng nhà thì đều nên sử dụng kem chống nắng

SPF và PA là 2 chỉ số nên lứu ý khi mua kem chống nắng. SPF là chỉ số chống tia UVB, chỉ số càng cao  thì khả năng chống tia UVB càng mạnh mẽ. PA là chỉ số cho biết khả năng chống nắng, chỉ số PA+++ đến PA++++ đảm bảo bảo vệ da tốt nhất

  • Ăn uống hợp lý, bổ sung các chất chống oxy hóa (cam, quýt, trà xanh, cà rốt, ...)
  • Không ở ngoài nắng quá lâu, đặc biệt là từ 9h - 15h hằng ngày (tia tử ngoại đang ở mức cực đại)
  • Khi đi ra ngoài, nên sử dụng áo chống nắng chuyên dụng, kính râm, khẩu trang
  • Hạn chế sử dụng các nguồn bức xạ nhân tạo như ánh sáng từ màn hình máy tính, điện thoại
  • Sử dụng các tấm phim cách nhiệt cho cửa kính trong phòng hoặc trong ô tô,...

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu thêm về tia UV và tác hại của nó. Với thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay, bạn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức đầy đủ để tự bảo vệ bản thân. 

Bài viết cùng chủ đề