Ô nhiễm nguồn nước là gì? Nguyên nhân và hậu quả & Biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước là gì?

Người đăng: Sophie Nguyen

Ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây đã trở thành từ khóa có lượt tìm kiếm nhiều nhất khi tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng. Trong đó đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Với 70% diện tích bề mặt Trái Đất, nguồn nước bị ô nhiễm trở thành vấn đề không chỉ ở các nước phát triển mà đặc biệt nghiêm trọng với các nước đang phát triển do việc bảo vệ môi trường nước chưa được ưu tiên đúng mức. Vậy ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên nhân và những hậu quả ô nhiễm nguồn nước như thế nào, cùng dubaothoitiet.info tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC
 

Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nguồn nước là một dạng trong ô nhiễm môi trường. Đây là hiện tượng nước ở các vùng sông, hồ, biển, nước ngầm,...bị thay đổi thành phần và chất lượng không đảm bảo cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Trong tự nhiên, nước tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước cống, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.

Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nguồn nước có nhiều nguyên nhan dẫn đến. "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã."

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên

Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

  • Khi cây cối, sinh vật chết đi, chúng phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần ngám vào đất và ăn sâu vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm, hoặc theo mạch nước ngầm chảy vào các dòng nước lớn.
  • Ngoài ra, các hiện tượng như mưa, bão, lũ lụt,...có thể mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi khác đến khu vực nước, khuấy động các chất dơ hay các chất hóa học lưu giữ ở phần đáy nguồn nước.

Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

Ô nhiễm nước do con người

Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Con người chính là nhân tố chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và khiến nó trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

  • Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, trường học, bệnh viện, ...chứa các chất thải sinh hoạt, vệ sinh của con người. Các chất này thường được thải ra môi trường một cách trực tiếp ít qua xử lý. Trong nguồn nước thải này còn chứa các chất gây ô nhiễm như: Na+, K+, PO43, CL-…..
  • Từ những hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt của các bà con nông dân cũng dẫn đến ô nhiễm môi trường khi thức ăn thừa, phân động vật chưa được xử lý được thải trực tiếp ra môi trường hằng ngày. Hơn nữa, các thuốc trừ sâu, phân bón hóa học được sử dụng ngấm vào mạch nước ngầm trong thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng nguồn nước ô nhiễm trầm trọng. Đặc biệt còn có những hộ dân sử dụng các hóa chất cấm để bón, tưới cho cây trồng không những nguy hại đến sức khỏe con người mà còn làm tình trạng ô nhiễm môi trường nước trở nên nặng hơn. Với một nước thuần nông như Việt Nam thì tình trạng này diễn ra phổ biến mà vẫn chưa có sự can thiệp nào từ phía cơ quan thẩm quyền.
  • Công nghiệp đang được các nước trên thế giới đẩy mạnh nhằm thúc đẩy kinh tế, kéo theo đó là lượng nước thải từ các khu công nghiệp cũng ngày càng lớn. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay, bởi vì tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhanh, kéo theo đó là các khu công nghiệp mọc lên để đáp ứng nhu cầu của con người. Đặc biệt là hiện nay, nhiều khu công nghiệp vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường, khiến nguồn nước tại các khu vực này ô nhiễm nặng khiến cho tuổi thọ, sức khỏe của người dân tại đây ngày càng giảm sút. Đáng báo động hơn là tính trạng “Làng Ung Thư” xuất hiện càng ngày càng nhiều quanh các khu công nghiệp.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam & thế giới

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

Ngày nay các ngành công nghệ, công nghiệp ngày càng phát triển nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng đời sống của con người. Nhưng kéo theo đó cũng chính là những hệ lụy hủy hoại môi trường sống của con người và các sinh vật, thực vật trên địa cầu.

Châu Á là nơi có mức độ ô nhiễm cao nhất trên thế giới, tình trạng các chất độc trong nước ở đây cao gấp 3 lần so với chỉ số trung bình trên thế giới. 60% nguồn nước trên các dòng sông của 3 châu lục Á-Phi-Âu bị ô nhiễm. Theo Unicef thì 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam.

Tại Bangladesh gần 1,2 triệu dân phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm khi chỉ có 15% là nước sạch đạt chuẩn. 200 triệu dân của Indonesia thiếu nước sạch trầm trọng.

Đáng chú ý đây chỉ là những con số thống kê về thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới với nguồn nước bề mặt, còn những nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm cũng chính là vấn đề nan giải của các quốc gia trên thế giới.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, số lượng người dân phải sử dụng các nguồn nước ô nhiễm từ nước mưa, nước giếng khoan, và nước máy lọc chưa đảm bảo an toàn còn rất lớn.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các đô thị lớn và khu công nghiệp ở Hà Nội hay Hồ Chí Minh đang ngày càng trầm trọng. Lượng nước thải của Thủ đô đổ hết ra các sông ngòi, kênh rạch như: Sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đà, hồ Linh Đàm,… Đáng chú ý con sông Tô Lịch từng được xem là “Long Mạch của Thủ đô” nay tình trạng ô nhiễm đã rất cao. Nước bốc mùi hôi thối khiến người dân, du khách không thể “thở nổi” khi đi ngang qua đây. Tại cụm khu công nghiệp Thanh Lương Hồ Chí Minh ước tính mỗi ngày có khoảng 5.000m3 nước thải ô nhiễm từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm…. Đặc biệt là kênh Tàu Hủ khi nơi đây là nơi tập kết lượng nước, rác thải tại các quận đổ về.

Theo Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn trung bình mỗi năm có đến 9000 người chết do sử dụng nguồn nước bẩn, hơn 100.000 người mắc ung thư. Ngày càng có nhiều “làng ung thư” xuất hiện và róng những hồi chuông về sự nguy hiểm do ô nhiễm nguồn nước gây ra mà nguyên nhân chính là từ nước thải của các khu công nghiệp.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước

Gây hại cho sức khỏe con người

Trong cơ thể chúng ta có 70% là nước. Con người cần nước để duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể. Với việc khai thác nguồn tài nguyên quá nhiều của người, nguồn nước sạch không chỉ bị khan hiếm mà còn bị ô nhiễm trầm trọng. Việc thiếu nước sạch và ô nhiễm nguồn nước sẽ gây những hậu quả nặng nề mà chúng ta không thể ngờ tới.

Các chất chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hydrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người, động vật có thể gây ra bệnh tả,ung thư da, thương hàn và bại liệt.

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dịch tả, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ….

Tác động tiêu cực tới sinh vật tự nhiên

Nước không chỉ là một trong những thành tố quyết định sự sống còn của con người. Mà nó còn quyết định tất cả sự sống trên trái đất. Bao gồm từ các loài thực vật, động vật,… Đến cả các yếu tố địa lý và môi trường.

Khi nguồn nước bị ô nhiễm, các động vật sống dưới nước sẽ bị ảnh huowgr trực tiếp do mất đi môi trường sống. Ngoài ra, thực vật cũng bị ảnh hưởng lớn từ các mạch nước ngầm cung cấp nước, khiến thwucj vật khô héo không còn sức sống.

Khi các loài động thực vật bị nhiễm độc, con người khi vô tình ăn phải cũng mắc các bệnh như tả, ung thư da, thương hàn và bại liệt,…

Ảnh hưởng đến nền kinh tế

Nguồn nước bị ô nhiễm cần được xử lý cấp bách và triệt để. Tuy nhiên chi phí để xử lý thường rất tốn kém. Các biện pháp để ngăn xử lý nguồn nước không hề đơn giản, cần có các công nghệ hiện đại. Ví dụ như: bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát,…

Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Nước là nguồn sống thiết yếu, không có nước, sự sống sẽ khó mà duy trì được. Vì vậy giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước phải được đặt lên hàng đầu. Để giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước cần phải có chủ trương, kế hoạch lâu dài, chi tiết, cần thận chứ không thể muốn là có thể xử lý được.

  • Đối với người dân, cần nâng cao ý thức không xả rác bừa bãi sau đó tuyên truyền, cổ động viên mọi người chung tay dọn dẹp rác thải, khi thông mương máng. Rác thải sinh hoạt nên được phân loại và xử lý đúng cách.

  • Hạn chế sử dụng các chất hóa học, chất bảo vệ thực vật, hoặc sử dụng không quá liều lượng và không vứt linh tinh trên các sông, rạch. Bảo quản đúng cách, đúng quy định.

  • Sử dụng nước tiết kiệm, không lãng phí

  • Xây dựng các điểm thu gom rác tránh hiện tượng đổ rác bừa bãi gây ô nhiễm không khí, lòng đất, đặc biệt là nguồn nước ngầm

  • Các khu công nghiệp phải được xây dựng cách thật xa khu dân và đầu tư vào các hệ thống xử lý nước thải, rác thải trước khi xả ra bên ngoài

  • Đối với nguồn nước chưa được bảo đảm nên sử dụng vật liệu lọc nước: sỏi, cát, than hoạt tính, cát mangan,... để làm bể lọc thô sau đó sử dụng máy lọc nước công nghệ nano hoặc RO để loại bỏ các chất bẩn, chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, ion kim loại nặng,...

Trên đây là những kiến thức về ô nhiễm nguồn nước, mong rằng bạn đã có những hiểu biết cần thiết về nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm nước và nhận thức được những biện pháp khắc phục tình trạng này. Chung tay bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta!

Bài viết cùng chủ đề