Tuy nói rằng ô nhiễm môi trường một phần là do thiên nhiên gây ra, tác động của con người vẫn là nguyên nhân lớn nhất khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng tồi tệ hơn.
Ngày nay, ngành công nghiệp đang phát triển rất mạnh. Sở dĩ các khu công nghiệp đang ngày càng nhiều và hoạt động với công suất lớn là nhằm thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc khí thải từ các khu công nghiệp thải ra môi trường sẽ ngày càng nhiều. Không chỉ là khí thải, báo chí truyền thông cũng không tốn ít giấy mực khi nói về các vụ chất thải công nghiệp thải trực tiếp ra nguồn nước hay đất dù chưa qua xử lý. Các chất thải này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước gần các khu dân cư.
Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày càng tăng cao. Lượng rác thải ra môi trường cũng vì vậy mà mát kiểm soát gây tắc cống, tắc mương. Chúng ta không khó để bắt gặp những hình ảnh “núi rác” cao ngồn ngộn, không chỉ ở các nước phát triển và còn ở các nước đang phát triển hay kém phát triển. Rác thải sinh hoạt như thực phẩm, nước thải, bao bì túi bóng, đồ nhựa,… sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và môi trường đất.
Các chất thải từ phân, nước tiểu gia súc, phân bón, hóa chất,... thường không được thu gom, xử lý. Những chất này có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Trong thời gian dài sẽ khiến chất lượng đất trồng ngày càng kém năng suất.
- Khí thải, tiếng ồn từ các phương tiện giao thông
Mức sống tăng cao dẫn đến lượng xe cộ tiêu thụ ra thị trường ngày càng nhiều. Tình trạng tắc đường ở các khu đô thị có thể thấy rõ rệt. Trong tổng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu hiện nay. Trong các loại phương tiện tham gia giao thông, xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất và cũng là nguồn chất thải gây ô nhiễm lớn nhất. Thậm chí, khi lượng axit trong không khí cao sẽ khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng.
Bởi theo các chuyên gia thì các phương tiện giao thông sử dụng loại xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi cũng như đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều các loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen…
Không khó để nhận thấy biểu hiện cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường khi chính chúng ta đang là những người gánh chịu hậu quả trực tiếp của nó.
- Sự nóng lên của Trái Đất.
Các nhà khoa học nhận định rằng từ nay đến năm 2100, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng từ 1oC đến 4,5oC. Nhiệt độ không khí quá cao cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị đột quỵ, sốc nhiệt, thậm chí tử vong. Khí cacbonic từ phương tiện giao thông, nhà máy,…sẽ làm trái đất nóng lên, gây hiệu ứng nhà kính và tăng kích thước lỗ thủng tầng ozon.Ở Nam Cực và Bắc Cực xảy ra hiện tượng băng tan nhiều hơn và gây nguy hiểm cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của các động vật nơi đây.
- Các thảm họa thiên nhiên diễn ra liên tục
Ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng và tác động xấu đến sự điều tiết của hệ sinh thái. Hạn hán triền miên, bão quét liên tục với sức tàn phá ngày càng lớn, sóng thần, nước biển dâng, mưa đá,… là những hiện tượng xảy ra với tần suất dày đặc hơn, thất thường hơn. Lưu huỳnh đioxit và các oxit nitơ có thể tạo nên các cơn mưa axit, hạ thấp nồng độ pH của đất khiến nó trở nên khô cằn, thiếu dưỡng chất để trồng trọt.
Không khí ngày càng ô nhiễm dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, tim mạch… Ngoài ra, khói bụi lẫn trong sương sẽ làm giảm việc hấp thụ ánh sáng mặt trời của cây xanh, làm giảm khả năng lọc không khí của thực vật.
Nguồn nước ô nhiễm dẫn đến các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải gây bệnh tả,ung thư da, thương hàn và bại liệt.
Khi môi trường đất bị ô nhiễm, các loại cây trồng trên đó cũng bị nhiễm độc. Người sử dụng sẽ dễ bị nhiễm độc gan, hệ thần kinh,… Các hóa chất dùng để pha chế các loại thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng mạnh, gây ảnh hưởng về sinh sản, thần kinh, miễn dịch, ung thư, tổn thương gen.
- Tác động đến nền kinh tế - xã hội
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế do bệnh tật, nông, thủy sản kém chất lượng hoặc nhiễm độc nên không thể tiêu thụ, xuất khẩu sang các nước khác được. Đây cũng là nguyên nhân làm cản trở ngành du lịch phát triển. Chi phí xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường không hề nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách quốc gia.
Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Hiện nay không chỉ ở các nước phát triển, đối với một nước đang trên đà phát triển như Việt Nam cũng đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi trường. Dường như nó xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành. Nhất là ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí. Đặc biệt ở các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tình trạng này đang ở mức báo động.
Mới đây thôi, chỉ số chất lượng không khí đo được cho thấy nước ta đang ở mức độ trung bình đến có hại và có khi lại báo rất hại. Điều đó cho thấy, các nhà máy xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều mà chưa giám sát chặt chẽ trong khâu xử lý rác thải thải ra và lượng khói bụi thải ra ngoài môi trường chưa được xử lý. Ước tính phải có hơn 60% khu công nghiệp (trong tổng số 183 khu công nghiệp) vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Chính vì vậy mà hầu hết các loại rác thải sinh hoạt, chất thải dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,… từ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất chưa được xử lý triệt để mà luôn đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên.
Ở nước ta, các phương tiện giao thông lưu thông với mức độ dày đặc. Vào giờ cao điểm thường xuyên xảy ra tắc đường hàng giờ đồng hồ. Điều này cho thấy số lượng phương tiện tham gia giao thông đang ở mức quá tải, dẫn đến lượng khí thải trong bầu không khí cũng ngày càng gia tăng, kèm theo đó là tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Trong khi đó người dân vẫn chưa thực sự có ý thức sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay thế cho các phương tiện cá nhân.
Những năm gần đây, các đợt nắng nóng dài lịch sử hay những trận bão liên tiếp với cường độ mạnh liên tiếp xảy ra ở nước ta. Ngoài ra còn có nhiều vụ cháy rừng do thời tiết quá khô hanh gây thiệt hại nặng nề cho hệ sinh thái rừng.
Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới
Theo viện Blacksmith - Tổ chức phi lợi nhuận Quốc tế đã đánh giá về tình trạng ô nhiễm môi trường đe dọa đến con người và hệ sinh thái trong các nước đang phát triển. Số liệu thống kê từ năm 2007, những nơi ô nhiễm nhất Thế giới đa số nằm ở những quốc gia đang phát triển như: Azerbaijan, Trung Quốc, Ấn Độ, Peru, Nga, Ukraina và Zambia. Những « núi rác » cao ngồn ngộn không còn quá xa lạ khi xuất hiện liên tục trên các phương tiện truyền thông. Đặc biệt các vụ cháy rừng lớn liên tục xảy ra, kể đến như thảm họa cháy rừng nhiệt đới Amazon năm 2019 thực sự đã ảnh hưởng cực kì lớn tới hệ sinh thái rừng Amazone nói riêng và môi trường tự nhiên trên toàn thế giới nói chung. Không chỉ vậy, tình trạng băng tan ở 2 cực, loang dầu trên biển, nước thải chưa qua xử lý đổ vào các con sông lớn cũng khiến chúng ta đau đầu.
Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục, tuy nhiên thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới cũng chưa có dấu hiệu suy giảm. Đây là vấn đề nóng của toàn cầu, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người và hệ sinh thái tự nhiên.
- Nâng cao ý thức người dân. Phân loại rác thải, tái chế bao bì, hạn chế sử dụng đồ nhựa. Tuyên truyền trồng cây, xử lý rác đúng quy định, hay thậm chí xây dựng chế tài bảo vệ môi trường cứng nhắc, phạt nghiêm các tình trạng vi phạm Phân loại, đổ rác đúng nơi quy định. Cần liên hệ các đơn vị thông cống nghẹt khi gặp các tình huống tắc cống gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
- Sử dụng các nguồn năng lượng điện tự nhiên như gió, mặt trời,…
- Quy hoạch các khu công nghiệp hợp lý, khoa học. Các nhà máy, xí nghiệp cần được tập trung theo cụm, tại các khu vực xa dân cư. Đặc biệt, trang bị các hệ thống xử lý nước rác thải cho các khu công nghiệp. Sớm có những khung quy định chuẩn về xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn hoặc các khu công nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, với các hình thức xử lý nghiêm khắc về hành chính và hình sự, nhằm răn đe các đối tượng vi phạm cũng như các đối tượng có ý định vi phạm. Thường xuyên tổ chức thanh tra nhằm kịp thời xử lý.
Ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ còn để lại những hậu quả nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Tuy nhiên nếu cộng đồng cùng chung tay có thể giúp tình trạng này được cải thiện hơn phần nào. Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ hiểu rõ hơn về những hệ quả của ô nhiễm môi trường và từ đó có những phương pháp bảo vệ môi trường tốt nhất.