Hàng ngày, trên các tiết mục dự báo thời tiết đều cập nhật các thông tin thời tiết và cung cấp ảnh mây vệ tinh để phản ánh tình hình thời tiết. Điều đó chứng tỏ các hình ảnh mây vệ tinh đã đi vào cuộc sống của người dân. Vậy ảnh mây vệ tinh là gì? Ứng dụng của ảnh mây vệ tinh trong dự báo thời tiết là gì? Hãy cùng Dubaothoitiet.info tìm hiểu về ảnh mây vệ tinh trong bài viết sau đây nhé!
Trực tiếp ảnh mây vệ tinh thời tiết và xu hướng mây hôm nay (Nguồn: Windy)
Trực tiếp ảnh nhiệt độ thời tiết hôm nay (Nguồn: Windy)
Ảnh mây vệ tinh là hình ảnh chụp Trái Đất từ không gian bởi các Vệ tinh khí tượng quan sát Trái Đất. Những hình ảnh chụp được đều có độ phân giải cao, ghi lại sự biến đổi của mọi vật trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất, mưa, bão, sương mù, khói, tuyết rơi…
Ảnh mây vệ tinh được sử dụng với mục đích phục vụ cho việc giám sát, theo dõi thời tiết và được sử dụng rất nhiều trong không gian. Từ hình ảnh có thể quan sát được hệ mây như bão nhiệt đới, hồ, rừng, ánh sáng của thành phố, các vụ cháy, ô nhiễm, cực quang, cát và bão cát, vùng bị tuyết bao phủ, bản đồ băng, hải lưu, năng lượng lãng phí… đều hiện ra. Ngay cả gió vẫn có thể xác định được dựa trên hình dạng mây, cách sắp xếp và sự di chuyển từ những bức ảnh mây vệ tinh trước đó cùng với các thông tin môi trường khác được thu thập bởi vệ tinh khí tượng.
Trên các vệ tinh khí tượng sẽ được lắp các thiết bị cảm nhận từ xa, nhận các loại bức xạ từ hệ thống “Trái Đất – bầu khí quyển”. Các thiết bị này có công dụng chuyển các số liệu nhận được thành tín hiệu điện, thông qua máy phát truyền về trạm tiếp nhận ở mặt đất. Sau khi được máy tính xử lý sẽ cho ra các thông số về sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiệt độ và độ ẩm không khí, sự phân bố hơi nước trên tầng cao của bầu khí quyển, sự phân bố và hàm lượng khí ôzôn,... Đồng thời còn nhận được các số liệu về bản đồ mây, về ánh sáng thấy được, bản đồ mây hồng ngoại và bản đồ hơi nước. Tất cả sẽ góp phần trong việc cung cấp những bản đồ, hình ảnh mây vệ tinh mà chúng ta nhìn thấy trên vô tuyến truyền hình.
Ứng dụng của ảnh mây vệ tinh rất quan trọng trong việc dự báo thời tiết. Những hình ảnh chụp từ trạm thu ảnh viễn thám, trong lĩnh vực dự báo thời tiết phải sử dụng ảnh vệ tinh radar để thu nhận hình ảnh sắc nét, có bước sóng dài siêu tần.
Bổ sung bản đồ mây vệ tinh vào những thông tin các điểm quan trắc khí tượng ở các khu vực trên biển, núi cao và sa mạc,.. Hơn nữa, ảnh mây vệ tinh còn có thể giám sát trực tiếp sự biến đổi của các hệ thống khí tượng. Dự báo được thời tiết thông bằng việc quan sát các quá trình thời tiết thiên tai đang phát sinh, như mưa dầm, gió lốc, mưa bão và các đợt gió mùa tràn về.
Một trong những ứng dụng của ảnh mây vệ tinh là giảm thiểu rủi ro của thời tiết và các mối đe dọa thủy văn khác. Những hình ảnh mây vệ tinh luôn chụp được trong mọi điều kiện khắc nghiệt nhất với độ phân giải cao. Vậy nên được ứng dụng trong cảnh báo thời tiết khắc nghiệt, dự báo sự rủi ro của thời tiết, dự báo thiên tai. Điều đó giúp các nhà khí tượng xác định chính xác hướng đi của những cơn bão, lũ lụt,... cho tất cả các vị trí đã lưu. Sau khi phân tích các mối đe dọa có thể từ ảnh mây vệ tinh, các hệ thống sẽ nhanh chóng đưa ra cảnh báo mọi người để có có các biện pháp giảm thiểu mức độ rủi ro của các mối đe dọa.
Hệ thống thu ảnh mây vệ tinh sẽ nhận ảnh mây từ các vệ tinh qua đường truyền VSAT và internet, sau đó gửi tới Hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng và người sử dụng. Để tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo và chia sẻ các thông tin về thời tiết, các Trung tâm xử lý và phân tích dữ liệu ảnh viễn thám – CSIA hiện đang có kế hoạch đầu tư và tiếp nhận thêm các trang thiết bị khí tượng mới. Đó là hệ thống thu ảnh mây vệ tinh, radar thời tiết cho các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng.
Trong đó, hệ thống radar thời tiết sẽ là công cụ phát hiện và hiển thị vùng mây nguy hiểm CB/TCU, vùng mưa dông và hướng di chuyển của các đám mây và các hiện tượng thời tiết khác trong tầm phủ của nó.
Hiện nay, VATM vừa tiếp nhận 02 trạm radar thời tiết lắp đặt tại khu vực Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Trạm radar hoạt động trên băng tần C (5600-5800 MHz), cự ly hoạt động 400-480km. Góc quay của anten là 3600, góc nâng -2 đến 900 với công suất phát đỉnh ≥250KW. Dữ liệu của radar thời tiết sau khi được xử lý sẽ được cung cấp cho Hệ thống CSDL khí tượng và các vị trí đầu cuối khác.
Đất nước Việt Nam được chụp từ vệ tinh
Trái đất từ vệ tinh
Ảnh Bão Noru 2022 chụp từ vệ tinh
Ảnh chụp từ vệ tinh năm 2022 từ NASA
Ảnh chụp từ vệ tinh của Trung Quốc có thể zoom thấy biển số xe
Bài viết trên đây đã lý giải cho các bạn ảnh mây vệ tinh là gì? Cũng như cung cấp những thông tin về ứng dụng của ảnh mây vệ tinh. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích, thú vị