Rác thải nhựa là gì? Tác hại và các biện pháp để hạn chế rác thải nhựa

Người đăng: Sophie Nguyen

Mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu. Lượng rác thải nhựa trong môi trường ngày càng tăng nhanh gây ra biết bao hậu quả nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là gì? Rác thải nhựa từ đâu mà có? Tác hại và những biện pháp nào để hạn chế rác thải nhựa? Hãy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau đây!

Rác thải nhựa

MỤC LỤC
 

Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng nhựa (chủ yếu nhựa PE) bị thải ra ngoài môi trường sống sau quá trình sử dụng.

Các loại rác thải nhựa phải liệt kê như: túi nilon, ống hút nhựa, vỏ chai, thùng nhựa hay các chất dẻo tổng hợp,…

Rác thải nhựa là gì?

Mỗi sản phẩm làm từ nhựa sẽ có khoảng thời gian để phân hủy khác nhau bởi còn tùy thuộc vào cấu trúc cũng như các loại nguyên liệu làm nên mỗi sản phẩm đó. Thế nhưng, nhìn chung, thời gian để có thể phân hủy nhựa là rất lâu, có thể lên đến 1000 năm.

Chỉ một chiếc túi nilon nhỏ nhưng phải mất ít nhất 100 năm mới có thể phân hủy, một chiếc chai nhựa dù nhỏ cũng cần ít nhất gần 200 năm mới phân hủy được.

Rác thải nhựa có nguồn gốc từ đâu?

Rác thải nhựa phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau và chủ yếu là từ chính các hoạt động của con người trong sinh hoạt và sản xuất

Rác thải nhựa từ đâu mà có?

Rác thải nhựa từ sinh hoạt

Là rác thải nhựa xuất phát chủ yếu từ các khu dân cư, chợ, cửa hàng. Những rác thải nhựa từ sinh hoạt chủ yếu là túi nilon, chai nhựa, đồ chơi, tã bỉm, ống hút, cốc sữa chua, bàn chải đánh răng…

Rác thải nhựa từ các hoạt động công nghiệp

Rác thải nhựa cũng xuất hiện từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… trong cả quá trình sản xuất, thi công lẫn quá trình sinh hoạt của cán bộ nhân viên, công nhân viên.

Rác thải nhựa từ các hoạt động du lịch, dịch vụ

Cốc, chai nhựa dùng một lần, hộp đựng thức ăn bằng nhựa...

Rác thải nhựa từ khu y tế, bệnh viện

Đây là nguồn rác thải nhựa khá lớn hiện nay phải kể đến như: túi nilon, bao gói đựng vật tư y tế, dụng cụ đóng gói thuốc, găng tay, kim tiêm… Đặc biệt là trong đại dịch COVID-19, lượng rác thải nhựa y tế đạt mức kỷ lục

Theo thống kê trên tờ Environmental Science and Technology cho thấy, mỗi tháng có khoảng 129 tỉ khẩu trang và 65 tỷ găng tay dùng một lần, hầu hết làm từ sợi nhựa, được sử dụng. Liên hiệp quốc ước tính, khoảng 75% rác thải nhựa do dịch bệnh (gồm rác thải y tế và các loại túi đóng gói do hoạt động giao hàng tại nhà vì phong tỏa) sẽ được đưa tới các bãi rác hoặc đổ ra biển

Thực trạng rác thải nhựa hiện nay

Minh chứng rõ ràng nhất về thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang được thể hiện qua những con số thống kê

Thực trạng rác thải nhựa trên toàn thế giới

Thống kê của WHO cho biết mỗi phút cả thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, mỗi năm có 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng…

Đến nay thế giới đã sản xuất ra 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có 6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa. Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 8 triệu tấn bị thải ra biển. Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy còn dự báo là tới năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa.

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mặt: Trong 50 năm qua lượng nhựa được sử dụng tăng 20 lần, dự báo có thể gấp đôi trong 20 năm nữa.

Thực trạng tiêu thụ rác thải nhựa tại Việt Nam

Theo báo cáo của EPA, Việt Nam đang xếp thứ 4 với số lượng rác thải nhựa thải ra môi trường là 1,8 triệu tấn, trong đó có khoảng 730.000 tấn bị thải ra biển.

Bình quân hàng tháng mỗi hộ gia đình dùng và thải ra 1kg túi nilon. Đặc biệt, con số 80 tấn là khối lượng nhựa và nilon mà Hà Nội và TP. HCM thải ra môi trường trong một ngày.

Tác hại của rác thải nhựa

Tác hại của việc sử dụng rác thải nhựa là rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi, thực trạng xử lý vẫn còn yếu kém khiến, đa phần chúng chỉ được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc bị bỏ và thải ra môi trường, thậm chí đốt... sẽ để lại vô vàn nguy hại cho cuộc sống nhân loại.

Đối với sức khỏe con người

Rác thải nhựa có thể gây ra một số tác hại đối với sức khỏe con người như:

  • Thực phẩm nhiễm độc: Quá trình phân huỷ của một số loại rác thải nhựa theo thời gian sẽ bị phân rã thành những mảnh nhựa, hạt vi nhựa lẫn vào đất, môi trường và không khí...sẽ khiến cho chính con người ăn phải đe dọa đến sức khỏe sinh ra các chất có hại cho sức khỏe con người. Trong nhựa có chất độc hại DOP có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi và trẻ nhỏ.
  • Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người: Riêng với những loại rác thải nhựa đốt để xử lý, sẽ sinh ra các loại khí độc bao gồm: khí dioxin, furan…sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch,... cho những người sống gần môi trường xảy ra ô nhiễm rác thải nhựa.
  • Trong một số loại túi nilon có thể lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất... vì thế khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành các loại axit sunfuric gây ra mưa axit vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người và sinh vật.
  •  Đặc biệt hiện nay, có rất nhiều các sản phẩm nhựa kém chất lượng được sản xuất với số lượng lớn, trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra BPA - đây là chất độc hại và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người như vô sinh, tiểu đường thậm chí gây ung thư…

 Đối với các loại sinh vật biển

Không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe của con người, rác thải nhựa còn tác động xấu đến các loại sinh vật khác trên trái đất, trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng nhất phải kể đến là ô nhiễm môi trường nước và gây hại trực tiếp đến các loại sinh vật biển. Bởi khi rác thải đổ ra đất, biển sẽ phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học, chúng sẽ làm chết các loại sinh vật biển nếu như chúng không may mắc hoặc ăn phải.

Tác hại của rác thải nhựa

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ước tính đã có khoảng hơn 100 triệu động vật biển đã chết bởi vì rác thải nhựa. Trong đó: Hơn 260 loài sinh vật biển đã bị vướng hoặc ăn phải rác thải nhựa, trong đó có cả cá voi.

Đối với môi trường

Nguy hại của rác thải nhựa không thể không nhắc đến chính là ảnh hưởng xấu đến môi trường:

  • Rác thải nhựa bị chôn lấp sẽ phân rã thành các mảnh vi nhựa nhỏ, nằm xen bên trong đất, từ đó ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm.
  • Rác thải ở trên rừng núi nếu lẫn trong đất sẽ làm mất kết cấu của đất, lâu dần giảm khả năng giữ nước và gây ra tình trạng xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi.

Biện pháp để hạn chế rác thải nhựa

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí,…. Vì vậy, nếu không có những biện pháp cấp bách kịp thời, sự tồn tại của chúng trong tự nhiên sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường cũng như sức khỏe con người.

- Về phía các cấp chính quyền, các đơn vị doanh nghiệp nên:

  • Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng như tác hại khi sử dụng túi ni lông, đồ nhựa.
  • Vận động người dân “nói không với túi nilon”, vứt rác đúng nơi quy định và chủ động phân loại rác ngay tại nguồn.
  • Kết hợp với các nhà máy xử lý chất thải tăng cường các hoạt động thúc đẩy ý thức người dân như: đổi rác nhựa lấy đồ dùng như cây cảnh, đồ ăn, mũ bảo hiểm… để tiện thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa.
  • Tăng thuế và cấp phép chặt chẽ với hệ thống kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất sản phẩm nhựa.
  • Nói không với việc nhập khẩu rác thải từ nước ngoài về tái sử dụng.

 - Về phía mỗi cá nhân, hãy tự ý thức và thay đổi từ chính mình. Việc sử dụng bao bì nhựa một lần vô cùng tiện lợi nên rất khó để thay đổi, nhưng bạn hãy vì môi trường sống và vì chính mình để góp phần giảm thiểu rác thải nhựa:

  • Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần.
  • Nên dùng chai thủy tinh thay cho chai nhựa. Túi giấy thay cho túi nilon, dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay cho đồ nhựa.
  • Đối với nhà có trẻ nhỏ nên xài bỉm vải thay bỉm nhựa.
  • Hãy từ bỏ dần thói quen nhai kẹo cao su.
  • Các bậc cha mẹ kết hợp với giáo viên rèn luyện và hình thành thói quen vứt rác đúng nơi quy định và sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi trường từ khi các con còn bé.
  • Ba mẹ phải làm gương cho con cái trong việc hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh là cách giáo dục thiết thực nhất,…

Trên đây là một vài thông tin về rác thải nhựa, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết, hiểu được những tác hại của rác thải nhựa và hệ luỵ do rác thải nhựa gây ra. Quan trọng là khi biết được những thông tin này, chúng ta cần phải ý thức hơn và bắt đầu thay đổi từ chính thói quen tiêu dùng của mình. Hãy giảm tiêu thụ những sản phẩm từ nhựa hay nilon thay vào đó là những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường để góp phần giảm thiểu rác thải nhựa trong cộng đồng và bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Bài viết cùng chủ đề