Đảo là gì? Quần đảo là gì? Các quần đảo của nước ta

Người đăng: Huyen Trang

Đảo là gì? Quần đảo là gì? Các quần đảo của nước ta. Bạn đã biết chưa? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về đảo, quần đảo và các quần đảo ở Việt Nam thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích mà Dubaothoitiet sẽ cung cấp cho bạn ngay sau đây nhé.

MỤC LỤC
 

Đảo là gì?

Khái niệm đảo

Khái niệm đảo

Đảo là một phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là lục địa; Tuy nhiên, không có kích thước tiêu chuẩn để phân biệt đảo với lục địa. Trên mặt đất có đảo nổi - khi thủy triều lên cao vẫn không bị chìm, có đảo chìm - khi thủy triều lên thì bị chìm. Các đảo có thể nằm riêng biệt hoặc cạnh nhau để tạo thành quần đảo (như quần đảo Philippine có hơn 7.000 đảo lớn nhỏ).

Định nghĩa theo luật Biển Việt Nam 2012 có nêu: “Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”. 

Quy chế pháp lý đối với đảo 

Thứ nhất, theo quy định của Luật Biển Việt Nam, Chính phủ nước ta khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế đảo và các hoạt động xa bờ.

  • Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần hàng hải và phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên đảo. 

  • Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng phát triển thế mạnh của đảo.

Thứ hai, Công ước Biển Quốc tế 1982 cũng có quy định về đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trong vùng đặc quyền kinh tế. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền xây dựng, cấp phép và quy định, quản lý việc xây dựng, khai thác và sử dụng.

Phân loại đảo

Đảo lục địa

Đảo lục địa là một phần đất nằm trên thềm lục địa của một lục địa nhất định, ví dụ:

Nằm trên thềm lục địa châu Âu là đảo Anh, đảo Sicilia và đảo Ireland

Nằm trên thềm lục địa châu Mỹ là đảo Greenland.

Nằm trên thềm lục địa châu Á là các đảo Sumatra và đảo Kalimantan.

Có một loại đảo lục địa đặc biệt được hình thành khi một lục địa đứt gãy và tách ra, gọi là đảo tiểu lục địa. Các đảo tiểu lục địa nổi tiếng là New Zealand (Đảo Bắc và Đảo Nam) và đảo Madagascar.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kể đến loại đảo được hình thành do vật chất lắng đọng khi nước chảy chậm. Ở biển, các dòng hải lưu lắng đọng cát trên thềm lục địa, tạo thành các đảo chắn. 

Tương tự, ở các lưu vực các sông lớn hoặc vùng châu thổ sông, người ta có thể tìm thấy một số đảo nhỏ nổi giữa dòng nước. Một số hòn đảo này chỉ tồn tại tạm thời và có thể biến mất khi tốc độ dòng nước thay đổi, trong khi những đảo khác vẫn ở đó lâu dài.  

Đảo đại dương

Đảo đại dương là những hòn đảo không nằm trên thềm lục địa. Hầu hết các đảo này được hình thành do hoạt động của núi lửa; một số hòn đảo được tạo ra từ các mảng kiến ​​tạo khi các mảng địa chất dịch chuyển và nâng đáy đại dương lên khỏi mặt nước, ví dụ như đảo Macquarie gần Nam Cực, trong khi những hòn đảo khác được tạo ra bởi san hô.

Quần đảo là gì?

Khái niệm quần đảo

Khái niệm quần đảo

Quần đảo, theo nghĩa địa lý, là tập hợp các hòn đảo nằm gần nhau trong một khu vực nhất định. Tuy nhiên, trong hai công ước là Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địaCông ước Giơnevơ 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp đều không đề cập đến khái niệm quần đảo. 

Theo Công ước Luật Biển năm 1982, khái niệm quần đảo mới đã chính thức được công nhận tại điểm b, Điều 46: “Quần đảo được hiểu là một tổng thể các đảo, bao gồm cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có mối liên quan gắn bó chặt chẽ với nhau đến mức tạo thành một thể thống nhất về địa lý, chính trị, kinh tế hay được coi là như vậy về mặt lịch sử”.

Căn cứ quy định tại Điều 46 Công ước Luật Biển 1982, quần đảo không chỉ đơn giản là một tập hợp gồm nhiều đảo mà còn có sự liên kết giữa các đảo trong tập hợp này. 

Danh sách các quần đảo của nước ta 

Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa

Là một trong những quần đảo lớn nhất nước ta bao gồm nhiều đảo khác nhau như: Đá Bắc, Hữu Nhật, Hoàng Sa, Đá Lồi, Tri Tôn, Đảo Cây, Đảo Bắc, Bạch Quy, Phú Lâm, Linh Côn, Quang Hòa, Bông Bay, Quan sát, Cồn cát Tây, Đảo Nam, đá Tháp… Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, cách đất liền 315 hải lý. 

Khi đến với quần đảo Hoàng Sa, bạn sẽ được đắm mình trong một không gian tràn ngập sự trong lành và mát mẻ của gió biển, của cây cối và sự ấm áp đến từ lòng hiếu khách của người dân nơi đây. 

Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách đất liền khoảng 248 hải lý. Trường Sa bao gồm 8 hòn đảo nhỏ khác nhau như: Loại Ta, Song Tử, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Bình Nguyên và Thám Hiểm với diện tích nổi chỉ 10km2. 

Không còn chỉ là một quần đảo đầy nắng gió, Trường Sa giờ đây đã phát triển hiện đại và trở thành một thành phố thu nhỏ trên Biển Đông. Đến đây, bạn không chỉ được ngắm biển cả  trong xanh mà còn được gặp gỡ những chiến sĩ ngày đêm canh giữ biển để bảo vệ quê hương thanh bình. Bạn sẽ được trải nghiệm những khoảnh khắc bình yên và thiêng liêng mà trên đất liền không có được.

Quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà là quần đảo gồm 367 hòn đảo, trong đó có đảo Cát Bà ở phía Nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km và cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo này thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Quần đảo này đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Quần đảo Long Châu

Quần đảo Long Châu

Quần đảo Long Châu

Quần đảo Long Châu là một quần đảo được hình thành đá vôi bao gồm hơn 30 đảo, đá và bãi ngầm nằm cách Cát Bà 15 km về phía Đông Nam và cách bờ biển Hải Phòng 50 km. Đảo lớn nhất là đảo Long Châu với diện tích khoảng 1 km2 và đảo này không có nước ngọt.

Quần đảo Cô Tô

Quần đảo Cô Tô

Quần đảo Cô Tô

Cô Tô là một quần đảo có vẻ đẹp non nước hữu tình, thơ mộng nằm trong vịnh Bắc Bộ thuộc huyện Cô Tô, Quảng Ninh, Việt Nam. Quần đảo Cô Tô có khoảng 50 đảo, đảo nhỏ và đảo ngầm. Trong số đó, đảo Cô Tô Lớn và đảo Cô Tô Nhỏ là hai hòn đảo có bãi biển tuyệt đẹp và trong xanh. Hiện nay, Cô Tô Quảng Ninh là điểm đến yêu thích của nhiều người và được chú trọng đầu tư.

Quần đảo Kiên Hải

Quần đảo Kiên Hải

Quần đảo Kiên Hải

Quần đảo Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, giáp  Campuchia. Quần đảo này có diện tích hơn 2.500 km2 và bao gồm nhiều hòn đảo nhỏ. Nơi đây có thiên nhiên hoang sơ, biển xanh, cát trắng và rừng nguyên sinh. Quần đảo Kiên Hải thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và đa dạng sinh học.

Quần đảo Thổ Chu

Quần đảo Thổ Chu

Quần đảo Thổ Chu

Quần đảo Thổ Chu hay quần đảo Thổ Châu là một quần đảo nằm trong vịnh Thái Lan, phía Tây Nam đảo Phú Quốc và được coi là cực Tây Nam của Việt Nam. Toàn bộ quần đảo tạo thành xã đảo Thổ Châu, thị trấn Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nằm cách bờ vịnh Rạch Giá 198 km, đảo Thổ Chu là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo.

Quần đảo Nam Du

Quần đảo Nam Du

Quần đảo Nam Du

Quần đảo Nam Du là quần đảo nằm ở phía Đông Nam đảo Phú Quốc trong vịnh Thái Lan, cách bờ biển Rạch Giá 115 km. Quần đảo này thuộc quyền quản lý của xã An Sơn và xã Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.

Quần đảo này bao gồm khoảng 21 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó, đảo lớn nhất là đảo Nam Du với độ cao 309 m và quần đảo Nam Du có diện tích 9,12 km2.

Như vậy qua những thông tin Dubaothoitiet.info đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn biết thêm được Đảo là gì? Quần đảo là gì? Các quần đảo của nước ta. Nếu phần nào mà bạn cảm thấy có ích hãy chia sẻ bài viết đến với bạn bè của bạn để mọi người cùng đọc nhé. Ngoài ra, nếu có thắc mắc về bài viết hãy bình luận để chúng mình có thể thấy và phản hồi sớm nhất có thể.

Bài viết cùng chủ đề