Đặc điểm khí hậu Bắc Mỹ, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Bắc Mỹ

Người đăng: Nguyễn Kim

Bắc Mỹ là lục địa lớn thứ ba thế giới với lãnh thổ rộng lớn và khí hậu phân hóa đa dạng. Cùng Dubaothoitiet.info tìm hiểu khí hậu Bắc Mỹ, vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực trong bài viết sau đây.

MỤC LỤC
 

Vị trí địa lý của Bắc Mỹ

Vị trí địa lý của Bắc Mỹ

Bắc Mỹ là lục địa lớn thứ ba thế giới với diện tích lên tới 21,346,000 km². Bắc Mỹ nằm ở Tây Bán cầu, có lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 25◦B với các vị trí tiếp giáp:

+ Phía đông giáp với Đại Tây Dương.

+ Phía tây giáp với Thái Bình Dương.

+ Phía nam giáp với biển Caribbean, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và lục địa Nam Mỹ.

+ Phía bắc giáp với Bắc Băng Dương. 

Tính chung cả lục địa Bắc Mỹ, có 23 quốc gia độc lập chính thức được công nhận. Lớn nhất trong số đó là Canada, tiếp theo cũng khá lớn là Hoa Kỳ, 2 quốc gia này chiếm hơn 79% diện tích toàn bộ lục địa Bắc Mỹ. Các nước Bắc Mỹ được bao quanh bởi Bắc Băng Dương ở phía Bắc và Đại Tây Dương ở phía Đông, với Thái Bình Dương ở phía Tây và phía Nam.

Đặc điểm tự nhiên của Bắc Mỹ

Địa hình 

Hệ thống dãy núi Coóc-đi-e

Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận:

- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. 

- Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn.

- Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. 

Khí hậu

Phần lớn Bắc Mỹ gồm Hoa Kỳ và Canada đều thuộc khí hậu ôn đới. Khu vực ven bờ biển phía tây từ 20° vĩ bắc đến 50° vĩ bắc thuộc khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc song song với khí hậu núi cao. Phía nam nước Mỹ thuộc khí hậu cận nhiệt đới. 

Đặc biệt, khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa rất đa dạng theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Tây – Đông:

Sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam

Đi từ Bắc xuống Nam, Bắc Mĩ có các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. Trong đó, kiểu khí hậu ôn đới chiếm phần lớn diện tích.

Nguyên nhân: Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam

Sự phân hóa khí hậu theo chiều Tây – Đông

Vịnh Mê-hi-cô

Lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thì phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

Nguyên nhân: Do ảnh hưởng sâu sắc yếu tố địa hình đặc biệt là do bờ phía tây có hệ thống núi Coóc-đi-e cao đồ sộ như bức thành ngăn chặn sự di chuyển của các khối khí Tây – Đông cộng thêm với vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá Đông – Tây.

Ngoài ra, Bắc Mĩ còn có sự phân hóa khí hậu theo độ cao. Điều này được thể hiện rõ ở miền núi trẻ Coóc-đi-e.

Sông ngòi

Sông Mississippi

Bắc Mỹ có rất nhiều sông lớn, trong đó hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ chính là sông Mississippi. Hồ nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ và lớn nhất thế giới là Ngũ Đại hồ nằm ở giữa Mỹ và Canada.

Cảnh quan

Đồng cỏ Palouse ở Hoa Kỳ

Phần lớn cảnh quan Bắc Mỹ là rừng lá kim và rừng lá rộng. Vùng trung tâm và phía tây có nhiều thảo nguyên (được gọi là đồng cỏ Bắc Mỹ), và hoang mạc ở các tiểu bang tây nam Hoa Kỳ.

Tài nguyên thiên nhiên

Tại Bắc Mỹ có những khoáng sản chủ yếu gồm: vàng, đồng, urani, chì, than đá, dầu mỏ, dầu khí, niken, bạc, sắt. Các khoáng sản này được coi là rất có lợi trong nông nghiệp và công nghiệp Bắc Mỹ. Trong đó phân bố chủ yếu nhất chính là dầu mỏ tập trung ở một số nơi như:

  • Dãy Rocky: dầu mỏ, vàng, than đá, đồng, uranium, chì, bạc, dầu khí.
  • Đông nam nước Mỹ: chì, dầu khí, dầu mỏ, than đá.
  • Khu vực quanh hồ Superior: urani, niken, đồng, sắt.

Đặc điểm dân cư và kinh tế Bắc Mỹ 

Dân cư Bắc Mỹ

Người dân thành phố Quebec, Canada

Dân số hiện tại của Bắc Mỹ là 374.311.006 người vào ngày 13/12/2022 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc với mật độ dân số là 20 người/km2. Dân cư ở đây phân bố không đều do sự tương quan giữa các khu vực địa hình phía Tây và phía Đông ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Phần lớn dân cư tập trung đông nhất ở vùng đông Nam Ca-na-đa, ven bờ nam vùng Hồ lớn và ven biển Đông Bắc Hoa Kỳ còn ở quần đảo phía Bắc Ca-na-đa thì rất thưa dân.

Kinh tế Bắc Mỹ

Nông nghiệp

Trang trại ở Canada

Bắc Mỹ có nền nông nghiệp tiên tiến với điều kiện tự nhiên thuận lợi đó là có nhiều kiểu khí hậu, đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông, hồ lớn. Nền nông nghiệp ở đây sản xuất theo quy mô lớn với các loại nông sản có giá thành cao:

+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả.

+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả.

+ Phía Tây có khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao phát triển chăn nuôi. Phía đông có khí hậu nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

Công nghiệp

Kho dầu dự trữ ở Hoa Kỳ

Các trung tâm công nghiệp của Bắc Mỹ chủ yếu phân bố ở vùng ven biển và thưa thớt dần vào trong nội địa. Những khu vực tập trung nhiều trung tâm công nghiệp ở Bắc Mỹ là: Đông Bắc Hoa Kì, ven vịnh Mêhicô, Tây Nam Hoa Kỳ.

Các lĩnh vực công nghiệp phát triển chính gồm: cơ khí, luyện kim đen, lọc dầu, sản xuất ô tô, đóng tàu, công nghệ cao. Vũ trụ hàng không phát triển mạnh, hiện đại.

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn khí hậu Bắc Mỹ và vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế của khu vực. Hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích.

Bài viết cùng chủ đề