Nhật Bản là một quốc gia và đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á. Đây là đất nước có thiên nhiên khắc nghiệt, địa hình có nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Vậy đồng bằng ở nhật bản có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng Dự Báo Thời Tiết tìm hiểu thêm những nét nổi bật về vị trí, địa hình của đất nước này nhé!
Nhật Bản nằm ở Đông Á với lãnh thổ trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800 km trên Thái Bình Dương. Quốc gia này nằm bên rìa phía đông của biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, phía tây giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan qua biển Hoa Đông.
Nhật Bản là một quốc đảo với đặc điểm vị trí địa lý khá đặc biệt là xung quanh giáp biển chứ không giáp một quốc gia hoặc lãnh thổ đất liền nào. Quốc gia này gồm 4 đảo lớn độc lập hợp thành bao gồm: Hô-cai-đô, Hôn-su (chiếm 61% tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ khác.
Địa hình Nhật Bản chủ yếu là đồi núi chiếm 80% diện tích, chạy dọc đất nước. Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố chủ yếu ở ven biển, đất đai khá tốt trong đó Kanto là đồng bằng lớn nhất ở Nhật Bản nằm trên đảo hôn-su. Đặc trưng của địa hình Nhật Bản chính là núi lửa với một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, nổi bật nhất là núi Phú Sĩ cao 3776 mét và có hơn 60 núi lửa đang hoạt động.
Ngoài ra, giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Sông ngòi chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều thác nước, suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.
Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều, mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thời tiết thay đổi thất thường. Với vị trí địa lý trải dài sang khu vực cận nhiệt đới, khí hậu Nhật Bản có sự phân bố không đồng đều, thay đổi rõ rệt theo chiều Bắc Nam:
– Phía Bắc: có khí hậu ôn đới, mùa đông dài lạnh, có tuyết rơi.
– Phía Nam: mang khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa lớn và bão.
Lượng nhiệt trung bình và các mùa thể hiện rất rõ trong năm, lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 500-1000mm. Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C – đo được vào 16 tháng 8 năm 2007 và thấp nhất là -37,5 °C.
A. Nhỏ hẹp nhưng màu mỡ.
B. Nhỏ hẹp và đất xấu.
c. Rộng lớn và đất trồng thì ít.
D. Rộng lớn và phì nhiêu.
Đáp án: A. Đồng bằng ở Nhật Bản có đặc điểm nhỏ hẹp nhưng màu mỡ.
Giải thích: Đồng bằng có đặc điểm nhỏ hẹp, phân bố ven biển nhưng đất đai màu mỡ, trong đó Kanto là đồng bằng lớn nhất ở Nhật Bản nằm trên đảo hôn-su.
– Vị trí địa lí gần thị trường rộng lớn, gần với các nước có nền kinh tế đang phát triển. Nhật Bản có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới.
– Biển phần lớn không bị đóng băng, bờ biển dài bị chia cắt tạo thành nhiều vịnh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
– Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa Bắc Nam tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
– Sông ngòi có giá trị thủy điện.
– Nằm giữa Thái Bình Dương, xung quanh giáp biển cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước.
– Địa hình chủ yếu là đồi núi, có nhiều núi lửa, ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt nên phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15°.
– Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.
– Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Đồng bằng ở Nhật Bản có đặc điểm”. Cùng với những kiến thức mở rộng về Nhật Bản, hy vọng các bạn đã có thêm tài liệu hay cho quá trình luyện tập trắc nghiệm.