Động đất là gì? Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng Động đất

Người đăng: To Quyen

Nói đến động đất điều đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Liệu đó chỉ là một hiện tượng bình thường hay đó là sự nổi giận của mẹ thiên nhiên đối với con người. Động đất là gì? mà sao nơi nào có dấu chân nó đi qua đều là sự chết chóc và mất mát. Dưới đây sẽ là tất cả thông tin mà dubaothoitiet đưa đến giúp các bạn có thể hiểu rõ về hiện tượng thiên nhiên này.

MỤC LỤC

 

Động đất là gì?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tùy từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.


 

Nguyên nhân dẫn đến động đất

Nguyên nhân gây ra động đất thường rơi vào các trường hợp như: hiện tượng sạt lở các lỗ rỗng trong vỏ quả đất; núi lửa phun trào và do các vận động bên trong trái đất làm tích tụ năng lượng tại vùng phát sinh động đất.

Động đất do sạt lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới).

Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.

Nhà cửa sụp đổ sau động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2020 

Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.

Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.

Độ lớn của động đất

Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:

  • Từ 1 – 2: Không nhận biết được.

  • Từ 2 – 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại.

  • Từ 4 – 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.

  • Từ 5 – 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt.

  • Từ 6 – 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ.

  • Từ 7 – 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.

  • Từ 8 – 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng.

  • Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.

Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.

Tác hại của động đất

  • Tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng.

  • Động đất cũng thường gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí.

  • Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền). Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu...

Trên thế giới đã xảy ra nhiều trận động đất lớn, gây thiệt hại khủng khiếp về người và tài sản. Nhật Bản là một trong những quốc gia thường xuyên xảy ra động đất với các mức độ lớn nhỏ, khác nhau.

Những trận động đất lớn nhất thế giới

Xếp theo cường độ và mức độ hủy diệt, tàn phá về cơ sở vật chất, kinh tế thì trong lịch sự ghi nhận 5 trận động đất có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. 

Trận động đất mạnh 9,2 độ Richter tại Mỹ năm 1964

Ngày 28/3/1964, một trận động đất mạnh tới 9,2 độ Richter xảy ra tại phía tây nam thành phố Anchorage, thành phố lớn nhất bang Alaska, đã gần như phá hủy toàn bộ nơi này. Với tâm chấn ở độ sâu 124,8 km, trận động đất đã cướp đi sinh mạng của 131 người, trong đó có 128 người thiệt mạng vì sóng thần xuất hiện kèm theo.

Đường bị nứt đôi sau cơn địa chấn 9,2 độ richter

Không chỉ gây thiệt hại về người mà nó còn gây thiệt hại tới nhà cửa và đường sá lên tới 311 triệu USD. Trận động đất này không gây thiệt hại về người lớn nhất lịch sử nhưng là trận động đất có cường độ mạnh nhất từng được ghi nhận.

Động đất tại Tứ xuyên, Trung Quốc năm 2008

Ngày 12/5/2008, tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã xảy một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter, cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 người và khiến 10 triệu người mất nhà cửa. Thảm họa động đất đã phá hủy hàng triệu công trình và nhà cửa, gây ra thiệt hại ước tính 86 tỷ USD. Đến nay thạm họa này vẫn là nỗi ám ảnh bởi sức hủy diệt kinh hoàng của nó.

Trận động đất kinh hoàng phá hủy tất cả các công trình kiên cố tại Tứ Xuyên, Trung Quốc

Thảm họa kép động đất, sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004

Ngày 26/11/2004, động đất 9,2 độ Richter tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia. Mặc dù chỉ diễn ra trong 10 giây nhưng nó đã kịp cướp sinh mạng của hơn 225.000 người.

Sóng cao tới 30m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương: gần 20 năm vẫn chưa thể quên

Cho đến nay, trận thiên tai này vẫn là một trong những thảm họa thiên nhiên gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại vì sức hủy diệt kinh hoàng mà nó gây ra cho con người.

Thảm họa kép động đất, sóng thần tại Tohoku, Nhật Bản năm 2011

Vào ngày 11/3/2011, một động đất mạnh 9 độ Richter kéo theo sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Sóng cao tới 40,5m tàn phá một vùng rộng lớn ở bờ biển đông bắc Nhật Bản và khiến hàng trăm nghìn người chết và mất tích.

Theo số liệu của Cơ quan xử lý thảm họa và cứu hỏa Nhật Bản ngày 5/3/2017, thảm họa kép động đất và sóng thần này đã cướp đi sinh mạng của gần 20.000 người và khoảng 2.500 người mất tích. Ngoài ra còn có hơn 6.000 nghìn người bị thương và hơn 127.000 ngôi nhà bị tàn phá.

Trước những nỗi đau mất mát vô cùng lớn, người dân Nhật Bản hàng năm đều tưởng niệm ngày xảy ra thảm họa kinh hoàng này. Trận động đất, sóng thần này được coi là động đất tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay.

Động đất ngày 18/09/2022 tại Đài Loan

Ít nhất một người đã thiệt mạng và hơn 146 người bị thương trong một trận động đất mạnh 6,8 độ richter xảy ra tại Đông Nam Đài Loan. Giới chức tại Đài Loan cho biết một tòa nhà thấp tầng đã bị sập ở Đài Đông và ít nhất 1 toan tàu bị lật bánh tại ga tàu phía đông hòn đảo.

Hầu hết thiệt hại dường như nằm ở phía bắc của tâm chấn, nơi mà theo Cơ quan Khí tượng Đài Loan, nằm ở độ sâu khoảng 7 km tại thị trấn Trì Thượng, huyện Đài Đông.

Một tòa nhà ba tầng, có cửa hàng tiện lợi ở tầng một và căn hộ của người dân ở hai tầng trên, đã bị sập ở thị trấn Ngọc Lý. Hơn 7.000 hộ gia đình được báo cáo là đang mất điện ở thị trấn này và các đường ống nước cũng bị hư hỏng.

Động tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày 7/2/2023

Trận động đất kinh hoàng diễn ra hôm 6/2/2023 đã gây ra thảm họa 5.021 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tử vong, theo Guardian. Hàng nghìn người khác bị thương, trong khi cơ quan cứu hộ  chưa thể xác định có chính xác bao nhiêu người đang mắc kẹt dưới đống đổ nát. Trận động đất vào sáng sớm 7/2 cùng hàng chục dư chấn đi kèm đã làm sập thêm chung cư ở Thổ Nhĩ Kỳ, tàn phá thêm khu vực của cộng động người Syria vốn đã hứng chịu nhiều khó khăn sau hơn một thập niên xung đột.

Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria gây thiệt hại cơ sở vật chất

Qua bài viết này dubaothoitiet mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn và không còn thắc mắc Động Đất là gì? bên cạnh đó có nhiều kiến thức hơn về động đất để có thể bảo vệ mình.

Bài viết cùng chủ đề