Có lẽ, ai cũng sẽ có những hiểu biết ít nhiều về rừng. Vì rừng quá gần gũi với chúng ta và có vai trò rất lớn trong cuộc sống của tất cả các loài sinh vật. Vậy Nước ta có những loại rừng nào? Hãy cùng Dubaothoitiet tìm hiểu kỹ hơn về tất cả điều đó qua bài viết sau:
MỤC LỤC
Trong pháp luật Việt Nam đã nêu rõ khái niệm của rừng: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính.
Cũng có thể hiểu đơn giản hơn rừng là một hệ sinh thái, là nơi sinh sống của các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm. Những sinh vật trong rừng đều có những mối liên hệ mật thiết với nhau.
Rừng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người và nhiều loài sinh vật:
- Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất: Do cây xanh có chức năng quang hợp, cây sẽ thu nhận CO2 và nhả ra O2 cung cấp oxi cho hoạt động hô hấp cho con người và nhiều loài sinh vật. Đặc biệt, trong thời điểm biến đổi khí hậu, trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính thì vai trò giữ gìn không khí của rừng càng quan trọng hơn bao giờ hết.
- Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn đất: rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nước vào tầng nước ngầm, khắc phục xói mòn, bảo vệ độ phì nhiêu của đất.
- Riêng đối với con người ngoài: cung cấp oxi và phòng chống thiên tai rừng còn là nơi cung cấp gỗ, củi để làm chất đốt, là nguyên liệu làm ra các vật gia dụng trong gia đình và là nguyên liệu sản xuất giấy,...
- Đối với động vật: Rừng là nơi cư trú, sinh sống và bảo vệ các loài động vật.
Hiện nay, rừng nước ta chia thành 3 loại chính là: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Rừng đặc dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng đặc dụng được chia làm 3 loại:
-
Vườn quốc gia: Là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài các hệ sinh thái, đặc biệt là những loài sinh vật quý hiếm. Vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người, các khu rừng có giá trị cao về văn hóa, du lịch. Phải đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người. Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
-
Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên. Vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh học cao. Có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch. Có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động vật hoang dã quý hiếm. Đủ rộng để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên 70%.
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, hạn chế xâm nhập mặn, chắn cát,chống nạn cát bay,...
Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ, lâm sản, đặc sản. Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Cung cấp thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nông nghiệp, xây dựng cơ bản. Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm... phục vụ nhu cầu đời sống xã hội.
Ðể bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của nước ta, mỗi người dân nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung cần cùng nhau chung tay phủ xanh đồi trọc, không khai thác quá mức, hạn chế khai hoang chuyển đất trồng rừng thành đất nông nghiệp. Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và khu dự trữ tự nhiên.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về Nước ta gồm những loại rừng nào, khái niệm của rừng và những vai trò mà rừng đem lại. Từ đó, hãy cùng Dubaothoitiet chung tay bảo vệ rừng của đất nước.