Khu vực Đông Nam Á bao gồm mấy quốc gia? Đặc điểm dân cư Đông Nam Á

Người đăng: Nguyen Kim

Đông Nam Á là một tiểu vùng của châu Á với sự đa dạng về tôn giáo, văn hóa và lịch sử. Vậy khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu quốc gia? Đặc điểm dân cư, kinh tế các nước Đông Nam Á. Hãy cùng Dự Báo Thời Tiết khám phá trong bài viết sau đây nhé!

MỤC LỤC
 

Giới thiệu khái quát về các nước Đông Nam Á

Đông Nam Á là một tiểu vùng của châu Á bao gồm 11 quốc gia với sự đa dạng về tôn giáo, văn hóa và lịch sử. Các nước Đông Nam Á nằm ở phía Đông của Tiểu Lục địa Ấn Độ, phía Nam Trung Quốc và phía bắc của Úc, giữa Ấn Độ Dương (phía tây) và Thái Bình Dương (ở phía đông). Đây cũng là một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới về mặt kinh tế và tầm quan trọng quốc tế ngày càng gia tăng.

Các nước Đông Nam Á được chia ra làm 2 nhóm: 

  • Các nước Đông Nam Á đại lục, còn được gọi là các nước Đông Dương, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, và (Tây) Malaysia. 
  • Các nước Đông Nam Á biển, còn được gọi là các nước Đông Ấn, bao gồm: Indonesia, (Đông) Malaysia, Singapore, Philippines, Đông Timor, Brunei, Đảo Christmas, Quần đảo Andaman và Nicobar, Quần đảo Cocos (Keeling).

Khu vực Đông Nam Á bao gồm

A. 12 quốc gia.

B. 11 quốc gia.

C. 10 quốc gia.

D. 13 quốc gia.

Đáp án: B. Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia.

Giải thích: Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin, Đông Ti-mo.

Câu hỏi trắc nghiệm liên quan:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

- Năm 1967, 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

- Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng, từ “ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”. 

  • Năm 1967: có 5 nước

  • Năm 1984: Brunei gia nhập

  • Tháng 7/1995: Việt Nam

  • Tháng 9/1997: Myanmar, Lào

  • Tháng 4/1999: Campuchia 

- Các nước Đông Nam Á cùng tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (ngoại trừ Đông Timor) hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên. Đây là một tổ chức với mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một công đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc điểm dân cư Đông Nam Á

Theo số liệu từ Liên hợp quốc, dân số Đông Nam Á hiện tại là 684.629.517 người, chiếm  8,57% dân số thế giới. Indonesia là quốc gia đông dân nhất khu vực với hơn 270 triệu người. Trong khi đó, Brunei là đất nước có dân số thấp nhất trong khu vực chỉ với 412.000 người. Dân cư Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ với dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.

Đông Nam Á là khu vực có sự đa dạng về văn hóa, dân tộc và tôn giáo. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và Nho giáo là những tôn giáo phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Mặc dù chung khu vực nhưng tín ngưỡng ở mỗi quốc gia lại khác nhau. Tại Indonesia, phần lớn người dân theo đạo Hồi. Người Philippin chủ yếu theo đạo Thiên chúa. Đa số người Thái Lan theo đạo Phật. Trong khi đó ở Việt Nam, người dân có sự đa dạng về tôn giáo hơn, những tôn giáo phổ biến nhất là Công giáo, Phật giáo, Hòa Hảo, Tin Lành. 

Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Đông Nam Á là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động. Phần lớn các nước từng là thuộc địa của các nước đế quốc song đã có sự phát triển nhất định. Nền kinh tế khu vực chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào, thu hút được sự đầu tư từ nước ngoài…

Sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á có sự chênh lệch giữa các quốc gia. Chẳng hạn như GDP của Singapore cao gấp 30 lần Lào và gấp 50 lần so với Campuchia và Myanmar. 

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khu vực Đông Nam Á bao gồm mấy quốc gia? Cùng đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lý thuyết từ đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Bài viết cùng chủ đề