Quốc gia có diện tích lớn nhất Đông Nam Á là? Đặc điểm kinh tế Đông Nam Á

Người đăng: Nguyen Kim

Đông Nam Á là một tiểu vùng của châu Á gồm 11 quốc gia với sự đa dạng về tôn giáo, văn hóa và lịch sử. Vậy quốc gia có diện tích lớn nhất Đông Nam Á là? Đặc điểm kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á. Hãy cùng Dự Báo Thời Tiết tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC
 

Phạm vi lãnh thổ Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam của Châu Á với phạm vi lãnh thổ kéo dài từ 10o N đến 28o B và 92o Đông đến 142o Đông.

Khu vực là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Với diện tích 4,5 triệu km2, Đông Nam Á là một hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp.

Các nước Đông Nam Á bao gồm?

Hiện nay, khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines, Đông Timor, Brunei. Trong đó, Lào là quốc gia duy nhất thuộc Đông nam á không giáp biển.

Các nước khu vực Đông Nam Á được chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm các nước Đông Nam Đại Lục (hay còn được gọi là các nước Đông Dương) bao gồm: Lào, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và phía Tây Malaysia.

+ Nhóm các nước Đông Nam Á biển (hay còn được gọi là các nước Đông Ấn) bao gồm: Đông Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Brunei, Đông Timor.

Các nước Đông Nam Á nằm ở phía Đông của Tiểu Lục địa Ấn Độ, phía Nam Trung Quốc và phía bắc của Úc, giữa Ấn Độ Dương (phía tây) và Thái Bình Dương (ở phía đông). Với vị trí tiếp giáp trên đất liền, có ranh giới chung trên biển, từ đó các nước Đông Nam Á thuận lợi phát triển các hệ thống giao thông, nhu cầu giao thương.

Quốc gia có diện tích lớn nhất Đông Nam Á

A. Việt Nam.

B. Myanmar.

C. Thái Lan.

D. Indonesia.

Đáp án: D. Quốc gia có diện tích lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia.

Giải thích: Với diện tích 1.812.108 km2, Indonesia là nước rộng nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 14 trên thế giới về diện tích đất liền.

Câu hỏi trắc nghiệm liên quan:

Về đất nước Indonesia 

Indonesia (tên chính thức là Cộng hòa Indonesia) nằm giữa Đông Nam Á và châu Đại Dương. Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. 

Lãnh thổ của Indonesia trải dài hơn 1.000 dặm từ bắc tới nam, hơn 3.100 dặm từ đông sang tây. Với tổng diện tích khoảng 1.812.108 km2, quốc gia này chính là nước lớn nhất Đông Nam Á, và đứng thứ 14 trên thế giới về diện tích đất liền. Đây cũng là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á với khoảng 280.400.000 người năm 2022 theo Liên Hợp Quốc.

Indonesia gồm 17.5000 hòn đảo lớn nhỏ, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Với đặc điểm địa lý trên, Indonesia được mệnh danh là “Xứ sở vạn đảo”.

Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Nông nghiệp

Ngành kinh tế quan trọng của khu vực Đông Nam Á là ngành nông nghiệp. Bởi vì dân cư ở Đông Nam Á chủ yếu làm nông nghiệp. Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm do tiếp giáp với biển, có nhiều đồng bằng màu mỡ ven sông lớn và ven biển thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của khu vực. 

Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985, đã đạt tới 161 triệu tấn năm 2004, đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn). Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Các nước Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực – vấn đề nan giải của nhiều quốc gia đang phát triển.

- Sự phân bố cay trồng: 

+ Cây lương thực, hoa màu phân bố ở các đồng bằng châu thổ, ven biển ở hầu hết các quốc gia.

+ Cây công nghiệp tập trung trên các cao nguyên, vùng đồi trung du.

Công nghiệp

Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Tuy nhiên kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

- Sự phân bố các ngành công nghiệp:

+ Luyện kim ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-si-a.

+ Chế tạo máy và công nghiệp thực phẩm phân bố ở hầu hết các nước.

+ Công nghiệp hóa chất phân bố chủ yếu ở In-đô-nê-si-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Thái Lan và Việt Nam.

Trên đây bài viết đã giải đáp đến các bạn quốc gia có diện tích lớn nhất Đông Nam Á và đặc điểm kinh tế của khu vực. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về khu vực Đông Nam Á và học tập tốt hơn nhé!

Bài viết cùng chủ đề