Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển. Nhưng thiên nhiên đã ưu ái cho vùng đất này một điều kiện hết sức thuận lợi đó là gió mùa. Vậy bạn có biết Đông Nam Á từ lâu được coi là khu vực gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Đông Nam Á? Hãy cũng theo dõi bài viết ngay sau đây của Dự Báo Thời Tiết để tìm ra câu trả lời nhé!
Khí hậu Đông Nam Á mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Khu vực có mùa đông lạnh như phía bắc Việt Nam và Bắc Myanmar. Nhưng phần hải đảo Đông Nam Á lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo. Đa số các quốc gia Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông:
Về mùa hạ
Gió mùa thổi theo hướng Tây Nam – Đông Bắc từ áp cao Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương, Ô-xtrây-li-a đến áp thấp I-Ran vượt qua xích đạo, qua vùng biển nóng. Đặc điểm của gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á là có tính chất nóng ẩm, mang lượng mưa lớn cho khu vực.
Về mùa đông
Gió mùa mùa đông thổi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam từ áp cao Xibia lạnh giá, thổi về vùng áp thấp Xích đạo – Ô-xtrây-li-a nên có đặc điểm khô lạnh và gây ít gây mưa.
A. “Châu Á gió mùa”
B. “Châu Á lục địa”
C. “Châu Á thức tỉnh”
D. “Châu Á bùng cháy”
Đáp án A. Đông Nam Á từ lâu được coi là khu vực “Châu Á gió mùa”.
Giải thích: Đông Nam Á từ lâu được coi là một khu vực địa lý - lịch sử văn hóa riêng biệt và còn được gọi là khu vực Châu Á gió mùa do đây là khu vực đón gió mùa, gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước.
Câu hỏi trắc nghiệm liên quan:
Về mùa đông, ở trung tâm Châu Á do nhiệt độ hạ thấp, nên dài áp cao Xibia được hình thành. Trung tâm áp nằm giữa 40 – 600 vĩ độ Bắc và hoạt động với cường độ lớn. Gió thổi từ cao áp (xoáy nghịch) này về phía nam và đông nam qua Trung Quốc, Nhật Bản và hội tụ với gió tín phong bắc bán cầu thổi từ Thái Bình Dương tới vĩ độ 150 - 200 hình thành nên gió mùa Đông Bắc ở khu vực Đông Nam Á.
Vào mùa hạ, ở bán cầu Bắc thì khu vực chí tuyến là nóng nhất nên hình thành các trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á). Sau khi vượt qua xích đạo (ở Indonesia) gió lệch hướng thành gió tây tiến về dải hội tụ nội chí tuyến, lúc này nằm ở 10 -150 Nam. Gió xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng Đông Nam, vượt qua xích đạo và đổi hướng thành gió mùa Tây Nam nóng ẩm mang lại nhiều mưa.
Sự biến đổi theo mùa của hoàn lưu chịu sự chi phối của nhiều nguyên nhân, nhiều trung tâm hoạt động khác nhau. Tùy theo từng thời kỳ và từng nơi mà các nguyên nhân và trung tâm này phát huy vai trò chủ chốt hay thứ yếu. Vì vậy gió mùa khu vực Đông Nam Á có tính gián đoạn. Tính gián đoạn thể hiện cao ở các thể chắn của địa hình làm cản trở hưởng gió, gây biến tính.
Tính ổn định của gió mùa được quy định bởi cơ chế hoàn lưu hành tinh. Còn tính bất ổn định của gió mùa khu vực Đông Nam Á do hai hệ thống: gió mùa cực đới từ áp cao Xibia và gió tín phong từ áp cao phụ động Trung Hoa khi thì tác động xen kẽ, khi thì tác động đồng thời. Gió mùa mùa hạ mang tính chất chung là gió tín phong nam bán cầu vượt xích đạo hình thành gió mùa mùa hạ ở cả hai khu vực nam Á và Đông Nam Á.
- Những đợt gió mùa Đông Bắc khá mạnh thường gây ra sương muối ở các vùng núi Đông Nam Á. Thời tiết lạnh giá khiến cây cối hoa màu đen đi và bị chết. Ngoài ra, gió mùa Đông Bắc còn gây ra mưa như mưa phùn trong tháng 2 và 3 và mưa to kèm theo sấm chớp vào tháng 5 và 6 dương lịch. Mỗi khi gió mùa Đông Bắc tràn về, gió mạnh lên đột ngột, trong đất liền sức gió có khi đến cấp 6, ngoài khơi tới cấp 7, cấp 8 sóng biển cao rất nguy hiểm cho thuyền bè.
- Gió mùa mùa hạ hay gió Lào gây ra những thiệt hại đáng kể đối với đời sống và sản xuất. Trời nóng ẩm khiến cơ thể làm việc mau mệt mỏi. Cây cối hoa màu do phát tán hơi nước nhiều nên bị héo khô, lúa trổ gặp nhiệt độ cao quá dễ bị thui chột. Gió Lào đôi khi gây ra hạn hán kéo dài, đất nứt nẻ, dễ xảy ra hoả hoạn.
Với nội dung bài viết trên đây, chắc chắn các bạn đã biết được Đông Nam Á từ lâu được coi là khu vực gì rồi đúng không? Hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích cho việc học tập.