Khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Chắc hẳn người dân nước ta đã không còn quá xa lạ với gió mùa mùa hạ hay những cái tên tương tự như gió tây, gió lào hoặc gió mùa Tây Nam. Vậy gió mùa Tây Nam là gì? Nguyên nhân hình thành do đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? Hãy Dubaothoitiet.info cùng tìm hiểu về gió mùa Tây Nam trong bài viết dưới đây nhé!
Gió mùa Tây Nam hay còn gọi là gió Tây Nam hoặc gió mùa hè là một đợt gió mùa hình thành từ trung tâm áp cao Ấn Độ - Myanmar. Luồng gió mùa Tây Nam hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan rồi thổi vào nước ta.
Gió mùa Tây Nam thường hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ, khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm.
Về mùa hạ, nhờ chuyển động biểu kiến của mặt trời di chuyển vế phía Bắc, đường hội tụ nội chí tuyến vượt lên phía Bắc. Lúc này các hạ áp hình thành do nhiệt trên lục địa di chuyển về phía Bắc, đồng thời hút gió Tín Phong từ phía Nam xích đạo lên. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Sau khi vượt qua vùng biển xích đạo, do ảnh hưởng lực Coriolis, khối khí này chuyển hướng Tây Nam và trở nên nóng ẩm lên. Một số nơi do sức ảnh hưởng của hạ áp lục địa, gió chuyển thành hướng Đông Nam.
Gió mùa Tây Nam được đặc trưng bởi tính chất nóng ẩm, có gió mạnh và mang lại lượng mưa đáng kể cho tiểu lục địa châu Á và Nam và Đông Á. Lượng mưa do gió mùa Tây Nam gây ra là do sản phẩm phụ của không khí khi đi qua những khu vực to lớn của đại dương xích đạo ấm cúng. Khối khí này kích thích mức độ bốc hơi ngày càng tăng từ mặt phẳng đại dương làm cho không khí gió mùa Tây Nam nhiều hơi nước. Nhưng nó bắt đầu nguội dần khi vận động, di chuyển về phía bắc và khi nó bốc lên trên mặt đất. Đến một lúc nào đó, không khí không còn giữ được nhiệt độ và làm giảm lượng lớn để tưới cho ruộng lúa và rừng mưa khí ẩm, nhiều lúc gây ra lũ lụt nghiêm trọng bên dưới những sườn đồi không có cây cối.
Gió mùa Tây Nam chủ yếu hoạt động mạnh vào giữa và cuối mùa hè. Cụ thể gió mùa Tây Nam ở nước ta hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10. Một số đặc thù thời tiết mà gió mùa Tây Nam mang lại cho nước ta như sau:
- Vào đầu mùa hè, khối khí nhiệt đới gió mùa ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ, Tây Nguyên. Ngoài ra, khi vượt dãy Trường Sơn, nó còn gây hiệu ứng gió phơn Tây Nam cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nắng nóng .
- Vào giữa và cuối mùa hè (từ tháng 4), gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm và gây mưa lớn cho cả nước.
- Do tác động ảnh hưởng gió mùa Tây Nam mà nhiệt độ cả nước tăng cao và đạt trên 25oC ở vùng thấp. Gió mùa Tây Nam gây ra lượng mưa lớn tập trung vào khoảng 80% lượng mưa lớn của cả nước. Đồng thời, những đợt mưa lớn này cũng là nguyên nhân gây ra những đợt bão, lũ lụt nghiêm trọng ở nước ta.
Khi gió mùa Tây Nam hoạt động sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của người dân. Kiểu thời tiết mưa nắng thất thường cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh, vi khuẩn, virus phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
Đặc biệt, khối khí nhiệt đới có hướng Tây Nam thổi vào đầu mùa hạ kết hợp hiệu ứng phơn Tây Nam (gió Lào) lại gây ra tình trạng hạn hán khô nóng cho miền Trung và Tây Bắc. Hạn hán không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người rất nhiều. Nắng nóng khô hạn dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt, mất nước… gia tăng, khiến cơ thể chúng ta luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải.
Trong khi đó, vào giữa và cuối mùa hè, gió mùa Tây Nam mang đến lượng mưa dồi dào cho cả nước và cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bão lũ ở vùng biển, sạt lở ở khu vực hiểm trở và ngập úng tại thành phố lớn… Các hiện tượng này gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của người dân địa phương.
Trên đây, chúng tôi đã giải thích đến bạn gió mùa Tây Nam là gì? Cũng như cung cấp thêm kiến thức về tác động của gió mùa Tây Nam ở Việt Nam. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!