Nam Á hay còn còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ nằm ở rìa phía nam lục địa Á – Âu. Phía đông nam, nam, tây nam và tây của Nam Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Vậy phía bắc của lãnh thổ Nam Á là? Đặc điểm địa hình khu vực Nam Á như thế nào? Trong bài viết này, Dubaothoitiet.info sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức và giải đáp câu hỏi về khu vực Nam Á nhé!
Vị trí địa lý của Nam Á nằm ở phía nam châu Á (40B đến 380B).
Khu vực tiếp giáp với biển A-rap, vịnh Ben-gan và khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.
Nam Á gồm các quốc gia hạ Himalaya, lân cận và lãnh thổ hiện tại của Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.
Nam Á có ba miền địa hình khác nhau đó là:
+ Phía bắc là hệ thống dãy núi Hi-ma-lay-a chạy theo hướng tây bắc – đông nam. Dãy núi dài gần 2600km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa khu vực Nam Á và Trung Á. Về mùa đông, Hi-ma-lay-a là địa hình ngăn không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho khí hậu Nam Á ấm hơn những nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ có gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
+ Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Phần rìa phía đông và phía tây của sơn nguyên này là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
+ Ở giữa Nam Á là đồng bằng Ấn-Hằng, rộng và bằng phẳng, dài hơn 3000km. Nằm giữa sơn nguyên Đê-can và chân núi Hi-ma-lay-a và chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bế rộng từ 250 km đến 350 km.
A. sơn nguyên Đê-can.
B. đồng bằng Ấn – Hằng.
C. dãy Hi-ma-lay-a.
D. bán đảo A-ráp.
Đáp án: C. Phía Bắc của lãnh thổ Nam Á là dãy Hi-ma-lay-a.
Những câu hỏi trắc nghiệm khác về Nam Á:
Khí hậu: đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có lại sự phân hóa đa dạng theo địa hình:
-
Vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: lạnh khô vào mùa đông và nóng ẩm vào mùa hạ.
-
Các vùng núi cao có khí hậu phân hóa phức tạp theo độ cao.
-
Vùng tây bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan có khí hậu nhiệt đới khô với nhiệt độ cao.
Sông ngòi: Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc với các con sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.
Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
– Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng: nằm giữa án ngữ đường giao thông quốc tế từ Địa Trung Hải qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thêm vào đó lại có nhiều cảng hàng không và cảng biển lớn thuận lợi trong việc thông thương và mở rộng hợp tác quốc tế.
– Đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn, màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp như trồng cây lương thực, cây ăn quả,…. Dọc bờ biển cũng có dải đồng bằng tương đối màu mỡ thích hợp với việc trồng các loại cây nhiệt đới. Cao nguyên Đê-can rộng lớn, ít mưa thích hợp trồng các cây chịu hạn.
– Trên các sơn nguyên, vùng chân núi Hi-ma-lay-a có các đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục như trâu, bò, ngựa, dê, cừu...
– Sông Hằng, sông Ấn là các hệ thống sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào, nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, hoạt động công nghiệp, tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải đường thủy, nuôi trồng thủy sản, du lịch,… Ngoài ra, ở Nam Á còn có nguồn nước ngầm phong phú, có giá trị lớn trong việc cung cấp nước tưới vào mùa khô hạn. Các sông bắt nguồn và chảy trong khu vực miền núi có giá trị thủy điện.
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản.
– Bán đảo Ấn Độ tiếp giáp với biển A-ráp, vịnh Ben-gan, Ấn Độ Dương rộng lớn, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển (đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản biển, làm muối, du lịch biển – đảo,…).
– Có nguồn tài nguyên khoáng sản là dầu mỏ, than đá, sắt, mangan,… tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
– Trên các vùng núi (Hi-ma-lay-a, Gát Tây, Gát Đông) và sơn nguyên (tây bắc Nam Á, Đê-can) có hệ đất feralit thuận lợi cho cây rừng phát triển, cung cấp gỗ cho xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, bột xenlulô..
– Tình trạng thiếu nước trầm trọng ở các vùng núi, sơn nguyên về mùa khô.
– Địa hình bị chia cắt mạnh ở các vùng núi, sơn nguyên nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi khi có mưa lớn. Việc phát triển giao thông, khai thác tài nguyên, tổ chức sản xuất ở vùng núi, sơn nguyên gặp nhiều trở ngại.
– Miền núi Nam Á cũng là nơi thường xảy ra các thiên tai như: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, rét đậm, rét hại, sương muối về mùa đông,…
Bài viết trên đây đã tổng hợp kiến thức và lý giải cho các bạn phía Bắc của lãnh thổ Nam Á là? Đồng thời chúng tôi cũng cung cấp kiến thức về địa hình và những thuận lợi khó khăn của điều kiện tự nhiên tại khu vực Nam Á. Chúc các bạn có thêm những kiến thức bổ ích!