Bán đảo Nam Á hay tiểu lục địa Nam Á có điều kiện về tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Nam Á là một trong những khu vực? Đặc điểm tự nhiên và khí hậu khu vực Nam Á như thế nào? Cùng Dubaothoitiet.info tìm hiểu và khám phá về Nam Á trong bài viết này nhé!
Nam Á nằm ở phía Nam châu Á từ 4oB đến 38oB, tiếp giáp với biển A-rap, vịnh Ben-gan và khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.
Nam Á được chia thành 3 miền địa hình hoàn toàn khác nhau:
- Phía Bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ nhất thế giới dài khoảng 2600 km chạy theo hướng tây bắc – đông nam. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng của hai khu vực Trung Á và Nam Á.
- Ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng với địa hình rộng và bằng phẳng, dài hơn 3000km chạy thẳng từ biển A-rap đến vịnh Ben-gan, bề rộng từ 250 – 350 km.
- Phía Nam: sơn nguyên Đê-can nằm kẹp giữa dãy Gát Đông và Gát Tây.
Đại bộ phận khu vực Nam Á thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên khí hậu Nam Á lại có sự phân hóa đa dạng:
-
Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: vào mùa đông thì sẽ có gió đông bắc kèm theo thời tiết lạnh và khô; mùa hạ có gió mùa tây nam với nền khí hậu nóng và ẩm kèm theo mưa.
-
Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.
-
Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô.
Hệ thống sông ngòi Nam Á dày đặc, có các sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Ba-ra-pút. Cảnh quan chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và núi cao.
Một số tài nguyên chính của khu vực này có thể kể đến đó là: Than, dầu khí, khoáng sản, gỗ,…
A. nóng nhất thế giới.
B. khô hạn nhất thế giới.
C. có mưa nhiều nhất thế giới.
D. lạnh nhất thế giới.
Đáp án C. Nam Á là một trong những khu vực có mưa nhiều nhất thế giới.
Giải thích: Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam kết hợp với địa hình Hi-ma-lay-a ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào. Vậy nên làm cho sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 đến 3000 mm/năm.
Những câu hỏi trắc nghiệm khác về Nam Á:
Nhân tố địa hình ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu và đặc biệt là lượng mưa ở khu vực Nam á:
– Dãy Himalaya ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy đã làm cho khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp. Sườn nam đón gió mùa tây nam nên có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 đến 3000 mm/năm. Sườn bắc mưa ít, độ cao trên 4500m là đới băng tuyết vĩnh cửu. Nhưng ở sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa rất ít.
– Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Himalaya nên chuyển hướng đông nam gây nên lượng mưa rất lớn ở đồng bằng sông Hằng.
– Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút mưa xuống đồng bằng ven biển rất lớn nhưng khi vào đến cao nguyên Đêcan thì lượng mưa rất ít.
Ngoài ra, lượng mưa tại Nam Á còn phụ thuộc vào gió mùa. Nhịp điệu gió mùa tạo ra sự phân hóa đa dạng của lượng mưa, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Hai hệ thống gió mùa tồn tại trong khu vực là:
– Gió mùa mùa hè: Gió thổi từ phía tây nam đến hầu hết các địa phương của khu vực. Nó gây ra 70%–90% lượng giáng thủy thường niên.
– Gió mùa mùa đông: Gió thổi từ phía đông bắc, chiếm ưu thế tại Sri Lanka và Maldives.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên và khí hậu khu vực Nam Á thích hợp phát triển nông nghiệp, hoạt động trồng trọt các loại cây như chè, gạo, lúa mì, các loại rau xanh,…Ngoài ra hoạt động chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu cũng rất phát triển.
Bài viết trên đã giải đáp đến bạn đọc Nam Á là một trong những khu vực? Chúng tôi cũng cung cấp thêm về điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích.