Khu vực Tây Nam Á được biết đến là nơi có vị trí chiến lược quan trọng. Vậy Tây Nam Á tiếp giáp với châu lục nào? Vị trí chiến lược và đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á như thế nào? Hãy cùng Dubaothoitiet.info tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!
Tây Nam Á nằm ở phía Tây Nam của Châu Á, nằm trong khoảng vĩ độ 12°B – 42°B. Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp với:
+ Châu lục: Phía Bắc giáp khu vực Trung Á, phía Đông giáp Nam Á, phía Tây giáp châu Phi qua kênh đào Xuy-ê.
+ Khu vực: Tiếp giáp với khu vực Trung Á và Nam Á.
+ Quốc gia: Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp với các cường quốc lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.
+ Vịnh: Tiếp giáp với vịnh Pec – xich.
+ Biển: Phía Bắc giáp biển Ca-xpi và biển Đen; phía Tây giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ; phía Tây Nam biển A-rap.
A. Châu Á, châu Âu, châu Phi.
B. Châu Âu, châu Mỹ, châu Phi.
C. Châu Mỹ, châu Á, châu Âu.
D. Châu Phi, châu Đại Dương, châu Âu.
Đáp án A. Tây Nam Á tiếp giáp với châu Á, châu Âu, châu Phi.
Giải thích: Tây Nam Á nằm ở phía tây nam của châu Á vì vậy nên tiếp giáp với châu Á, châu Âu, châu Phi. Tây Nam Á không tiếp giáp với châu Đại Dương, châu Mỹ.
Trắc nghiệm về Tây Nam Á khác:
Tây Nam Á nằm ở ngã ba của châu Phi, châu Á, châu Âu vậy nên có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nơi đây nối liền biển Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương qua kênh đào Xuy-ê. Ở Tây Nam Á còn có con đường tơ lụa chạy qua thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa cũng như giao lưu văn hóa.
Đặc biệt khu vực Tây Nam Á với nhiều biển như: biển Đỏ, biển Đen, Địa Trung Hải biển Cax-pi, tạo thuận lợi cho việc chuyển hàng hóa đến các khu vực khác bằng đường biển nhất là dầu mỏ và khí đốt.
Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên Tây Nam Á là nơi qua lại giữa nhiều quốc gia, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại.
Trước đây, khi nền công nghiệp khai khoáng còn chưa phát triển đại bộ phận dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Hầu hết, người dân thường canh tác cây lương thực lúa mì, chà là ở vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn. Ngoài còn có chăn thả gia súc lớn ở các khu vực sơn nguyên đồi núi thấp và dệt thảm. Cuộc sống người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nông vì vậy đời sống người dân khu vực Tây Nam Á gặp nhiều khó khăn.
Ngày nay, khi công nghiệp và thương mại phát triển nhất là công nghiệp khai khoáng và chế biến dầu mỏ. Dân cư khu vực Tây Nam Á phát triển kinh tế bằng công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ với nguồn dầu mỏ giàu có nhất trên thế giới. Kinh tế Tây Nam Á đa dạng và khu vực trải qua tăng trưởng kinh tế cao. Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, tiếp đến là Ả Rập Xê Út và Iran. Hằng năm, các nước khai thác hơn 1 tỷ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu trên thế giới. Dân cư có sự chuyển dịch rõ rệt. Dân cư đô thị chiếm tỷ trọng cao khoảng 80-90% dân số, nhất là khu vực I-xa ren, Co- oet, Li Băng.
Hoạt động thương mại buôn bán, xuất khẩu cũng từ đó phát triển theo, xuất khẩu dầu mỏ với thế giới phát triển mạnh mẽ.
Đây là khu vực giàu dầu mỏ và khí thiên nhiên nhất thế giới nên từ thời xa xưa tới nay đây vẫn là nơi xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực. Sự không ổn định về chính trị, chiến tranh giữa các bộ tộc thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp đến các bạn Tây Nam Á tiếp giáp với châu lục nào? Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung về vị trí chiến lược quan trọng cũng như những đặc điểm về kinh tế - chính trị của khu vực Tây Nam Á. Hy vọng qua đó bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp cho việc học tập của bạn.