Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây? Sự khác nhau giữa quy luật địa đới và quy luật đai cao

Người đăng: Duy Nguyen

Trái Đất tồn tại rất nhiều quy luật buộc con người phải nắm bắt để có thể định hướng và có các hoạt động thực tiễn phù hợp với môi trường sống. Cùng Dubaothoitiet trong bài viết dưới đây tìm hiểu về khái niệm quy luật địa đới là gì? Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây? Sự khác nhau giữa quy luật địa đới và quy luật đai cao là gì? nhé!

MỤC LỤC
 

Quy luật địa đới là gì?

Quy luật địa đới là một trong số các quy luật trên Trái Đất, liên quan đến các thành phần địa lý. Đây cũng là một trong hai quy luật không gian của lớp vỏ địa lý Trái Đất.

Quy luật địa đới là sự thay đổi một cách có quy luật của tất cả các thành phần địa lý, cũng như cảnh quan địa lý theo vĩ độ (tức là từ xích đạo đến 2 cực Bắc và Nam). 

Các thành phần địa lý hầu hết đều phân bố theo quy luật này, gồm đai khí áp, gió, nhiệt, khí hậu, đất đai, thực vật,...

Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là?

Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới chính là do hình dạng của Trái Đất.

Trái Đất vốn có dạng hình cầu, do vậy lượng bức xạ Mặt Trời nhận được ở mỗi khu vực sẽ khác nhau. Góc chiếu sáng của Mặt Trời lên bề mặt Trái Đất thay đổi từ xích đạo về 2 cực Bắc và Nam làm thay đổi lượng bức xạ cũng từ xích đạo về 2 cực.

Khu vực xích đạo nhận được lượng bức xạ lớn nhất và giảm dần khi về 2 cực.

Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây?

Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây?

A. Vòng tuần hoàn của nước

B. Các hoàn lưu trên đại dương

C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất

D. Các vành đai đất và thực vật theo độ cao

Đáp án đúng là: C. Quy luật địa đới có biểu hiện là các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.

Sự khác nhau giữa quy luật địa đới và quy luật đai cao?

Quy luật địa đới và quy luật đai cao đều liên quan đến sự thay đổi cảnh quan địa lý nhưng lại có nhiều điểm khác nhau hoàn toàn cần phân biệt.

Quy luật địa đới là sự phân hóa thành phần và cảnh quan địa lý theo vĩ độ, còn quy luật đai cao là sự thay đổi điều kiện tự nhiên và cảnh quan địa lý theo độ cao.

Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới là do hình dạng hình cầu của Trái Đất và lượng bức xạ Mặt Trời nhận được ở mỗi khu vực. Còn quy luật đai cao là do sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm theo từng độ cao.

Quy luật địa đới có biểu hiện là các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất, ngoài ra còn có các nhóm đất và kiểu thảm thực vật đa dạng. Ở quy luật đai cao được biểu hiện bởi sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.

Ví dụ quy luật địa đới

Quy luật địa đới được thể hiện rõ rệt thông qua:

Sự phân bố vòng đai nhiệt

Trái Đất có 7 vòng đai nhiệt gồm:

- 1 vòng đai nóng: vị trí giữa 2 đường đẳng nhiệt năm +20oC ở 2 bán cầu Bắc và nam, từ vĩ tuyến 30oB đến 30oN

- 2 vòng đai ôn hòa: vị trí giữa đường đẳng nhiệt năm +20oC và +10oC của tháng nóng nhất, từ vĩ tuyến 30o đến 60o ở cả 2 bán cầu Bắc Nam.

- 2 vòng đai lạnh: vị trí giữa đường đẳng nhiệt +10oC và 0oC, ở vĩ  độ cận cực

- 2 vòng đai băng vĩnh cửu: bao quanh 2 cực, nhiệt độ luôn dưới 0oC

Sự phân bố đai khí áp và đới gió

Trên Trái Đất có 7 đai khí áp và 6 đới gió.

Các đai khí áp bao gồm: 3 đai áp thấp (1 đai ở xích đạo, 2 đai ở ôn đới); 4 đai áp cao (2 đai ở cận chí tuyến, 2 ở các cực)

Các đới gió gồm: 2 đới gió mậu dịch, 2 đới gió tây ôn đới và 2 đới gió đông cực

Các đới khí hậu

Trái Đất có 7 đới khí hậu chính:

- Đới khí hậu cực

- Đới khí hậu cận cực

- Đới khí hậu ôn đới

- Đới khí hậu cận nhiệt

- Đới khí hậu nhiệt đới

- Đới khí hậu cận xích đạo

- Đới khí hậu xích đạo

Các nhóm đất và thảm thực vật trên trái Đất

Có 10 nhóm đất và 10 kiểu thảm thực vật. Tính từ 2 cực đến xích đạo:

- 10 nhóm đất gồm: Băng tuyết; Đất đài nguyên; Đất pôtdôn; Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; Đất đỏ nâu, rừng và cây bụi lá cứng; Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; Đất đỏ, nâu đỏ xavan; Đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.

- 10 kiểu thảm thực vật gồm: Hoang mạc lạnh; Đài nguyên; Rừng lá kim; Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; Rừng cận nhiệt ẩm; Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; Hoang mạc, bán hoang mạc; Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; Xavan, cây bụi; Rừng nhiệt đới, xích đạo.

Trên đây là những tổng hợp của Dubaothoitiet liên quan đến khái niệm quy luật địa đới, quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây? Sự khác nhau giữa quy luật địa đới và quy luật đai cao là gì cũng như một số ví dụ chứng minh cho quy luật địa đới trên Trái Đất. Hy vọng những kiến thức trên bổ ích với bạn!

Bài viết cùng chủ đề