Trong chương trình môn Địa lý lớp 10, các loại gió là một chủ đề quan trọng và khá trừu tượng. Nhiều bạn vẫn còn thắc mắc Gió Tây ôn đới là gì? Gió này bắt nguồn từ đâu? Vậy Việt Nam chúng ta có những loại gió nào? Hãy cùng dubaothoitiet tìm hiểu cùng bạn qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Gió tây ôn đới được sinh ra do sự chênh lệch khí áp giữa vùng vĩ tuyến 30o Bắc, Nam và vùng vĩ tuyến 60o Bắc, Nam. Gió tây ôn đới nằm giữa khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió Đông cực, gió thổi từ các khu áp cao chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới
Gió tây ôn đới (mũi tên chỉ màu xanh)
Gió tây ôn đới có thời gian hoạt động gần như quanh năm. Phạm vi của loại gió này thổi là từ 30 độ đến 60 độ ở mỗi bán cầu từ áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới. Phía Tây thổi chủ yếu ở Bắc bán cầu, Tây Bắc ở Nam bán cầu. Loại gió này mang nhiều hơi ẩm và mưa khiến nhưng nơi có gió này thổi qua thường có khí hậu nhiệt đới. Đó chính là Nguyên nhân gây chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
Đường đi của các loại gió
Gió Tây ôn đới thổi mạnh nhất ở vĩ độ trung bình từ 40 đến 50 vĩ độ. Gió tây ôn đới đóng một vai trò quan trọng trong việc mang nước, gió xích đạo ấm vào vùng bờ biển phía Tây của các lục địa, đặc biệt ở bán cầu Nam vì sự mở rộng đại dược mênh mông của nó.
Việt Nam chúng ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có gió Tín phong (còn gọi là gió Mậu dịch) của bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Ngoài ra, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át Tín phong, vì thế Tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
Gió mậu dịch hay gió tín phong là gió thổi thường xuyên trong những miền Cận Xích đạo. Gió mậu dịch thổi từ những miền áp cao ở các vĩ độ ngựa về vùng áp thấp xung quanh xích đạo.
Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tính chất chung là ẩm ướt. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tính chất chung là khô.
Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc (thường gọi là gió mùa Đông Bắc).
Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn. Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.
Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
Từ tháng 5 đến tháng 10, có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.
Qua bài viết chúng tôi mong các bạn đọc sẽ hiểu rõ được Gió tây ôn đới là gì? và cũng nắm rõ được Các loại gió chính mà đang thổi trên đất nước của chúng ta.
Hãy theo dõi dubaothoitiet thường xuyên để có thể biết thêm nhiều thông tin thú vị về các hiện tượng nhé!