Sinh quyển là gì? Đặc điểm và vai trò của sinh quyển

Người đăng: Duy Nguyen

Trên trái đất có 4 hệ thống quyển được xác định là địa quyển, thủy quyển, khí quyển và sinh quyền. Trong đó sinh quyển là nơi có toàn bộ sinh vật đang sinh sống. Vậy sinh quyển là gì? Sinh quyển có đặc điểm gì? Vai trò của sinh quyển đối với sự sống trên trái đất? Dubaothoitiet.info sẽ giải đáp cho các bạn qua bài viết chi tiết dưới đây!

MỤC LỤC

 

Khái niệm sinh quyển là gì?

Sinh quyển là một trong các quyển trên trái đất, một bộ phận của vỏ trái đất và là thế giới sinh vật sống. Trong sinh quyển bao gồm 3 hình thức chính là môi trường cạn, môi trường không khí và môi trường nước. Do vậy còn có thể hiểu sinh quyển là những khu vực thể khí, thể rắn và thể lỏng ở trên bề mặt trái đất nơi có sự sống.

Phạm vi và chiều dày của sinh quyển phụ thuộc vào sự phân bố của sinh vật.

  • Giới hạn ở môi trường không khí là khu vực tiếp giáp với tầng ozon của khí quyển (khoảng 22 km)

  • Giới hạn ở môi trường nước là đáy đại dương (>11km)

  • Giới hạn ở môi trường cạn là đáy của lớp phong hóa

Trong phạm vi này sinh vật không phân bố đồng đều mà chỉ tập trung ở những phạm vi có sự tồn tại của thực vật mọc và dày ở trên và dưới bề mặt trái đất khoảng vài chục mét. Vì vậy sinh quyển có giới hạn là toàn bộ thủy quyền, khí quyền phần thấp, lớp thổ nhưỡng phổ và phần vỏ phong hóa.

Đặc điểm của sinh quyển

Sinh quyển là nơi tồn tại các sinh vật sống, gồm thực vật, động vật, vi sinh vật.

Thực vật là yếu tố quan trọng trong sinh quyển. Vì nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thuở khai thiên lập địa, trong khí quyển của trái đất chủ yếu là CO2, lượng O2 rất ít. Cho đến khi thực vật bắt đầu xuất hiện và phát triển, quang hợp mạnh hơn thì khí Oxy mới được sinh ra và tăng hàm lượng trong không khí. Nhờ vậy mà con người và các động vật mới sống được trên hành tinh này. Theo khảo sát ước tính rằng hiện trên trái đất hiện đang có khoảng hơn 500 ngàn loài thực vật. Các loài thực vật tập trung cùng một khu vực được gọi là thảm thực vật, ví dụ như thảm cây rừng, thảm đồng cỏ, thảm hoang mạc,...

Động vật phân bố khá rộng trong sinh quyển trên trái đất. Có khoảng 1,5 triệu loài động vật. Tương tự như thực vật, động vật được chia theo đặc trưng sinh thí bầy đàn trong môi trường tự nhiên khác nhau. Ví dụ như động vật rừng, động vật đồng cỏ, động vật hoang mạc, động vật tài nguyên, động vật núi cao,...

Các loài sinh vật trên trái đất có khả năng sinh sản nhanh và thích nghi cực tốt với sự thay đổi môi trường, đặc biệt là các loài vi sinh vật. Qua các cuộc thăm dò địa chất chỉ ra ở độ sâu hàng trăm mét hay 1 km đều có sự sống của các loài vi khuẩn. Ở độ sâu hơn chục km vẫn xuất hiện một số loài cá và các sinh vật phù du bậc thấp.Quá trình các loài sinh vật chuyển hóa năng lượng mặt trời thành dạng năng lượng hóa học là quá trình sống. Xác sinh vật diễn biến tích đọng tạo nên than và dầu mỏ phục vụ cho sản xuất của con người. Quá trình phong hóa đá hay hình thành đất đều gắn liền và có sự tham gia tích cực của các loài sinh vật.

Môi trường sinh quyển trải qua hàng tỉ năm trên trái đất mới phát triển được như hiện tại. Trong suốt quá trình phát triển đó, khí quyển, thủy quyển và vỏ trái đất cũng tham gia và hỗ trợ sinh quyển.

Vai trò của sinh quyển là gì?

Vai trò của sinh quyển là khá quan trọng đối với sự sống trên trái đất.

  • Cung cấp hệ sinh thái thiết yếu cho sự sống. Các loài động thực vật buộc phải thay thổi để thích nghi với khí hậu trong sinh quyển thì mới có thể tồn tại được.

  • Cung cấp thực phẩm đáng tin cậy cho mọi loài kể cả con người.

  • Khu dự trữ sinh quyển là nơi bảo vệ cho các loài động vật thực vật, cũng như góp phần khôi phục những lối sống truyền thống và bảo vệ tính đa dạng sinh học trong khu vực đó.

  • Là hệ thống hỗ trợ sự sống của hành tinh, kiểm soát tình trạng hoạt động tốt của đất và nước (gọi là chu trình thủy văn) và cả thành phần trong khí quyển.

  • Nơi giao thoa của đất, nước và không khí nên chỉ ở vùng sinh quyển thì mới có sự tồn tại của sự sống.

Các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam và trên thế giới

Với vai trò quan trọng của sinh quyển, con người đã nỗ lực tạo ra các khu dự trữ sinh quyển để bảo tồn khu vực thiên nhiên có hệ động - thực vật độc đáo và đa dạng. Các khu dự trữ sinh quyển này được UNESCO trao tặng danh hiệu. 

Các khu dự trữ sinh quyển lớn trên thế giới có thể kể tên như:

  • Công viên Quốc gia Pinnacles - Mỹ: Đây là công viên quốc gia mới nhất nằm ở khu vực trung tâm của California - Mỹ.

  • Vùng Dự trữ sinh quyển Patagonia ở Chile: Diện tích của khu dự trữ này là khoảng 660.000 héc-ta, nằm trên đỉnh núi Ranchland.

  • Công viên Quốc gia Wakhan ở Afghanistan: Khu dự trữ sinh quyển này được xây dựng nhờ vào sự hỗ trợ của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã New York.

  • Khu Dự trữ sinh quyển Kimberley – Australia: Tổng diện tích của khu dự trữ này lên đến gần 5 triệu héc-ta.

  • Khu Dự trữ sinh quyển Hunsruck-Hochwald ở Đức: Công viên tự nhiên mới nhất của châu Âu này chính là môi trường sống quan trọng của loài cò đen, hổ, báo và sư tử.

Ở Việt Nam, khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận. Diện tích của khu dự trữ này là 71.370 héc-ta. Đây là khu vực rừng ngập mặn đã được phục hồi sau khi bị chất độc hóa học hủy diệt phần nào từ sau chiến tranh.

Ngoài ra ở nước ta còn có một số khu dự trữ sinh quyển khác nữa. 

Khu Dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng bao gồm dải ven biển Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình rộng lớn. Nằm ở trung tâm phần lõi của khu dự trữ sinh quyển này chính là Vườn quốc gia Xuân Thủy và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Khu Dự trữ sinh quyển Langbiang vào năm 2015 cũng đã được UNESCO công nhận. Với lõi là Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, khu Dự trữ sinh quyển Langbiang là một khu vực rừng nguyên sinh rộng lớn.

Sinh quyển là một hệ thống phức tạp với nhiều yếu tố tương tác lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau, nhờ đó mà hệ sinh thái được cân bằng. Muốn duy trì mối quan hệ giữa chúng sinh cần phải tránh ô nhiễm môi trường và suy thoái hệ sinh thái. Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi liên quan đến khái niệm sinh quyển là gì? Vai trò của sinh quyển và các khu dự trữ sinh quyển lớn ở Việt Nam và trên thế giới được UNESCO công nhận. Hy vọng những thông tin phía trên hữu ích với các bạn!

Bài viết cùng chủ đề