Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

Người đăng: Duy Nguyen

Châu Á là châu lục đứng đầu thế giới về diện tích, tổng dân số và GDP danh nghĩa. Khu vực này luôn thu hút lượng lớn dân nhập cư từ nhiều châu lúc khác. Cùng Dubaothoitiet trong bài viết dưới đây tìm hiểu về vị trí địa lý châu Á để xem thử phần đất liền châu á không tiếp giáp đại dương nào và đặc điểm địa hình của châu Á mang lại những lợi thế gì cho châu lục này nhé!

MỤC LỤC
 

Vị trí địah lý câu Á

Châu Á là 1 trong 6 châu lục trên thế giới và là châu lục rộng lớn nhất. Nằm chủ yếu ở bán cầu bắc, châu lục này kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Điểm cực bắc của châu Á là mũi Seliusky thuộc bán đảo Taymyr, Nga. Điểm cực Nam là mũi Piai thuộc bán đảo Mã Lai. Do vậy châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến từ Bắc xuống Nam, chưa tính các đảo và quần đảo, khoảng 8500km.


Với đặc điểm lãnh thổ rộng lớn như vậy, khí hậu châu Á và điều kiện tự nhiên châu Á cũng rất đa dạng và phong phú.
Các phía của châu Á giáp với:

- Phía Bắc là Bắc Băng Dương.

- Phía Đông là Thái Bình Dương.

- Phía Tây là phần phía Đông của Địa Trung Hải thuộc Đại Tây Dương.

- Phía Đông Nam là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Như vậy châu Á giáp với 4 đại dương rộng lớn. Ngoài ra châu lục này còn tiếp giáp với 5 châu lục khác chính là châu  Âu ở Tây Bắc, châu Úc ở Đông Nam, Bắc Mỹ - châu Mỹ ở Đông Bắc và châu Phi ở Tây Nam. Trong đó phần đất liền tiếp giáp với châu Á chỉ có châu  u và châu Phi là qua eo đất Suez. Các châu còn lại tiếp giáp thông qua đại dương.

Phần đất liền châu á không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

Vậy phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương

B. Bắc Băng Dương

C. Thái Bình Dương

D. Đại Tây Dương

Đáp án: D. Phần đất liền của châu Á không tiếp giáp Đại Tây Dương.

Giải thích: Phần đất liền của châu Á chỉ tiếp giáp trực tiếp với Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Đại Tây Dương được bao quanh bởi các châu lục là châu Mỹ, châu  Âu, và châu Phi. Nó được nối liền với Thái Bình Dương qua Bắc Băng Dương, hành lang Drake và kênh đào Prama; ngăn cách với Ấn Độ Dương qua kinh tuyến 20 độ Đông.

Đặc điểm địa hình của Châu Á

Địa hình của châu Á rất đa dạng và phức tạp.

Bề mặt bị chia cắt

Diện tích rộng lớn nên châu Á gần như đầy đủ các loại địa hình như núi và sơn nguyên cao, cao nguyên và đồng bằng, thung lũng rộng và bồn địa kín… Các dạng địa hình này nằm xen kẽ nhau giải thích lý do vì sao bề mặt châu Á bị chia cắt rất mạnh.


Hướng núi

Hướng núi chính của các dãy núi ở châu Á là hướng Đông - Tây và Bắc - Nam.
Các dãy núi theo hướng Đông - Tây chạy từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến dãy Himalaya, hệ thống núi vùng Trung Á, Nội Á.

Các dãy núi theo hướng Bắc - Nam chạy dọc Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.

Phân bố địa hình không đồng đều

Các dạng địa hình phân bố không đồng đều trên bề mặt châu Á. Núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở trung tâm châu lục tạo nên vùng núi cao và độ sộ cũng như hiểm trở nhất thế giới.

Hy vọng qua những thông tin được tổng hợp trên đây sẽ giúp mọi người hiểu thêm về châu Á. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy để lại ý kiến của bạn nhé!

Bài viết cùng chủ đề