Gió bấc là gì? Tính chất và ảnh hưởng của gió bấc đến thời tiết nước ta?

Người đăng: Nguyễn Kim

Gió bấc còn là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc để chỉ một loại gió thổi qua lãnh thổ Việt Nam. Vậy bạn đã biết gió bấc là gì? Gió bấc có nguồn gốc từ đâu và có tác động như thế nào đến thời tiết nước ta? Hãy cùng Dubaothoitiet.info tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị về gió bấc trong bài viết sau đây nhé!

MỤC LỤC
 

Gió bấc là gì?

Gió bấc là cách gọi dân gian Việt Nam chỉ gió mùa Đông Bắc ở nước ta. Đây là loại gió loại gió lạnh từ phương Bắc thổi đến mang theo mưa phùn và không khí khô lạnh. 

Vào mùa đông, Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc chính là gió bấc, vậy nên thuật ngữ vô cùng quen thuộc với người dân miền bắc. 

Nguồn gốc hình thành của gió bấc

Gió bấc được hình thành từ trung tâm áp cao từ Trung Á và Xibia thổi về xích đạo rồi sau đó di chuyển ngang qua khu vực khu vực có khối không khí ấm tại Việt Nam. Gió bấc thổi rất mạnh, gây ra tình trạng thời tiết xấu khiến trời trở rét (hoặc rét đậm) và kèm theo mưa phùn. Thời gian gió bấc hoạt động là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau tại Bắc Bộ và Bắc Trung bộ (nhưng không hoạt động liên tục). 

Tính chất của gió bấc là gì?

Tính chất của gió bấc là mang theo khối không khí lạnh thổi theo từng đợt, trong gió bấc có 2 tính chất cơ bản đó là: lạnh khô (từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau) và lạnh ẩm (từ tháng 2 đến tháng 4). Mỗi đợt gió bấc về gây lạnh từ 3 đến 7 ngày.

Gió bấc này được xem như loại gió chướng (tật phong) hay còn gọi là gió xấu, là một trong những hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Bởi khi chúng khi hoạt động không chỉ gây mưa, gió mạnh, rét đậm rét hại khiến cây trồng và vật nuôi bị ảnh hưởng nặng nề. Mà còn tác động trực tiếp lên sức khỏe con người, những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người cao tuổi sẽ hay bị ốm trong thời gian gió bấc hoạt động. 

Ảnh hưởng của gió bấc đến thời tiết nước ta

Gió bấc được đánh giá là hiện tượng thời tiết nguy hiểm, vì khi nó tràn về ngoài khơi vịnh Bắc Bộ có gió mạnh đến cấp 6 - 7, có thể đánh đắm tàu thuyền, đất liền gió cấp 4 - 5... Đặc biệt những đợt gió mạnh thậm chí còn gây ra dông, tố lốc và cả mưa đá. Ngoài ra, gió bấc còn tác động lớn tới sức khỏe người dân và khí hậu nước ta. Cụ thể thời tiết ba miền nước ta trong mùa gió bấc:

Khu vực Bắc bộ

Gió bấc hay gió mùa đông bắc có phạm vi hoạt động chủ yếu từ khu vực bắc bộ đến dãy Bạch Mã ở miền trung nước ta. Vào nửa cuối Vào nửa đầu mùa đông (từ tháng 11 - tháng 2), gió bấc từ cao áp Xibia di chuyển về nước ta mang theo thời tiết lạnh khô và gây nên một mùa đông vô cùng lạnh giá kéo dài ở miền Bắc. Đến tầm nửa cuối mùa Đông (từ tháng 2 - tháng 4), áp cao Xibia dịch chuyển ra biển. Khi khối khí này nhận được lượng nhiệt, thời tiết bắt đầu ẩm hơn và tràn vào nước ta, gây mưa phùn ở vùng ven biển Đông Bắc, khu vực đồng bằng bắc bộ nước ta.

Khu vực Trung bộ

Gió bấc khi di chuyển xuống phía nam, vượt qua dãy Bạch Mã thì bắt đầu suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như không còn mưa. Như vậy, từ Đà Nẵng trở ra gió thổi theo hướng đông bắc mạnh, làm chi phối và gây mưa cho vùng ven biển trung bộ. 

Ở khu vực bắc trung bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bấc nên mùa đông được đặc trưng bởi khiểu thời tiết lạnh nhiều mây, thường xuyên có mưa phùn. Khi đó khu vực tây nguyên và nam trung bộ bắt đầu bước vào mùa khô. 

Khu vực Nam bộ

Nam bộ là khu vực không bị ảnh hưởng bởi gió bấc hay gió mùa Đông Bắc. Do vậy các tỉnh nam bộ chỉ có hai mùa trong năm là mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Bài viết trên đây là một số thông tin cơ bản để giúp bạn hiểu gió bấc là gì và hoạt động khi nào. Hy vọng qua đó bạn có thể hiểu được tính chất và ảnh hưởng của gió bấc từ đó biết cách giữ gìn sức khỏe trước những đợt gió bấc sắp tới nhé!

Bài viết cùng chủ đề