Khoáng sản là là một trong các loại tài nguyên quý giá phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Nước ta có lịch sử địa chất kiến tạo rất lâu dài và vị trí địa lý thuận lợi mang đến nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản. Vậy hãy cùng chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng trong bài viết sau đây của Dubaothoitiet.
– Giai đoạn Tiền Cambri
Đày là giai đoạn hình thành nên các mỏ như: than chì, đồng, sắt, đá quý,…phân bố ở Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum,…
– Giai đoạn Cổ kiến tạo
Trong giai đoạn này có nhiều vận động tạo núi lớn, đã sản sinh ra nhiều loại khoáng sản như apatit, than, sắt, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm, bôxit trầm tích, đá vôi, đá quý, …phân bố rộng khắp cả nước.
– Giai đoạn Tân kiến tạo
Hình thành các mỏ dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn tập trung các trầm tích ngoài thềm lục địa và dưới đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long…và các mỏ bôxit ở Tây Nguyên.
Vận động tạo núi lớn trong giai đoạn Cổ kiến tạo
Lịch sử phát triển của tự nhiên qua hàng trăm triệu năm, cấu trúc địa chất phức tạp
Như chúng ta đã thấy, Việt Nam là nước có lịch sử địa chất kiến tạo rất lâu dài và trải qua nhiều kiến tạo lớn. Thêm vào đó, Việt Nam nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than (Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu (vùng biển phía nam). Nên có thể dễ dàng nhận thấy nước có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú.
Vị trí nằm ở khu vực giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn của thế giới
Lãnh thổ Việt Nam nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu - Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác. Trong đó một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).
Tất cả khoáng sản ở nước ta có thể được gộp làm 3 nhóm chính sau:
– Nhóm khoáng sản nhiên liệu - năng lượng
Bể than Đông Bắc Quảng Ninh
+ Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…Than đá Quảng Ninh có chất lượng tốt ngang với than đá Antraxit của vương quốc Anh. Còn ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
+ Than nâu: mỏ than nâu ở nước ta có trữ lượng lớn lên đến hàng trăm triệu tấn là mỏ Na Dương (Lạng Sơn). Gần đây, mới phát hiện dưới lòng đất ĐBSH có trữ lượng than nâu hàng trăm triệu tấn (980 triệu tấn) nằm sâu dưới lòng đất từ 300 - 1000m.
+ Than mỡ: Nước ta chỉ có một mỏ than mỡ duy nhất ở làng Cẩm, Phấn Mễ (Thái Nguyên).
+ Than bùn: phân bố ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất là ở rừng U Minh (Cà Mau).
+ Dầu mỏ và khí đốt: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là: Bể trầm tích phía Đông ĐBSH, bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng, bể trầm tích vùng trũng Cửu Long, bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai. Dầu khí, sắt, boxit, photphat ở nước ta đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê.
+ Năng lượng thuỷ điện (than trắng): Tổng công suất thuỷ điện của nước ta từ 20 triệu - 30 triệu kW tương đương 260 - 270 tỉ kWh trong đó nguyên hệ thống sông Hồng chiếm 11 triệu kW
– Nhóm khoáng sản kim loại
Mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) - mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á
+ Quặng sắt: ta có mỏ Trại Cau, Linh Nham (Thái Nguyên), Tòng Bá (Hà Giang), Bảo Hà (Lào Cai), Yên BáI (ven sông Hồng) và đặc biệt có mỏ sắt lớn là Thạch Khê (Hà Tĩnh) - mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
+ Mỏ Mangan: mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).
+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định (Thanh Hoá).
+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng - Bình Thuận.
+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với Trung Quốc và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ lượng bôxit khá lớn.
+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An).
+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.
+ Mỏ Đồng: mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.
+ Mỏ Vàng: Nước ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam) còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi. Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.
– Nhóm khoáng sản phi kim
Núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình)
+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
+ Cát thuỷ tinh: có nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình, Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt có trữ lượng cát rất lớn ở ven biển Ninh Thuận và Bình thuận.
+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình). Ở miền Nam rất hiếm đá vôi và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.
+ Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An).
+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát vàng, đá ốp lát.
Tóm lại qua những thông tin trên đã chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng loại hình. Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới với nhiều thuận lợi trong việc khai thác để tạo ra nguồn năng lượng và vật liệu xây dựng, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người.
Từ chứng minh trên đã cho thấy tài nguyên khoáng sản phong phú ở Việt Nam, sau đây chúng ta hãy tìm hiểu thêm về đặc điểm phân bố tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố khắp nước, cả trên đất liền và ở biển. Trong đó, trên đất liền, phía Bắc giàu khoáng sản hơn phía Nam.
Cụ thể khoáng sản quan trọng là dầu khí phân bố tập trung ở vùng biển - gần bờ phía nam (vùng thềm lục địa). Vùng phân bố tập trung của than là ở Quảng Ninh, dầu khí ở vùng thềm lục địa phía Nam và Bôxit chủ yếu ở Tây Nguyên.
Khai thác cát ở Lào Cai
+ Ở nước ta có nhiều mỏ khoáng sản có điều kiện khai thác rất thuận lợi như khai thác cát thủy tinh lộ thiên ở bờ biển, Apatit lộ thiên ở Lào Cai.
+ Đặc điiểm khí hậu Việt Nam là nắng nóng quanh năm, nên nước sông, biển quanh năm không bị đóng băng do thời tiết. Vì thế có thể khai thác tài nguyên quanh năm dưới biển mà chi phí lại thấp.
Suối máu sau khi khai thác boxit
+ Là nước có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng khoáng sản của ta đều là nhỏ (nhỏ hơn 5% so với thế giới) cho nên khai thác khoáng sản ở nước ta chỉ hợp với quy mô vừa và nhỏ.
+ Điều kiện khai thác dầu mỏ ở biển Đông là rất khó khăn vì mỏ dầu khí nằm sâu dưới tận đáy biển đòi hỏi phải nhờ đến kĩ thuật nước ngoài, chi phí tốn kém. Nhiều mỏ khoáng lại phân bố gần biên giới sẽ dẫn đến việc khó khai thác mà khi khai thác nhiều thì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khác.
+ Các khoáng chất bị lẫn nhiều các tạp chất khác như vàng lẫn bạc, đồng lẫn chì,…điều này khiến ta phải có công nghệ cao mới có thể tinh luyện được các chất đó mà trên hiện tại thì ta vẫn chưa có các công nghệ hiện đại đó.
+ Khoáng sản phân bố không đồng đều giữa các vùng như giữa miền Nam và miền Bắc. Bên cạnh đó, các mỏ khoáng sản ở đất liền thì đang trên đà cạn kiệt còn khoáng sản dưới biển thì mới bắt đầu khai thác.
+ Khí hậu có diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra thường xuyên nên việc khai thác khoáng sản sẽ rất dễ gây đảo lộn hệ sinh thái.
+ Khai thác quá nhiều khoáng chất dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường như dòng sông Tây Ninh, Quảng Tây đã trở thành suối máu sau khi khai thác boxit tại đây hay nhiều dòng sông, suối cũng bị ô nhiễm trầm trọng khi có hoạt động khai thác than ở đó.
Khoáng sản là một loại tài nguyên không thể tái tạo được và có số lượng còn hạn chế trong lòng đất. Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí, công với việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, chúng ta cần phải có chiến lược quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý để giúp sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.
Biện pháp bảo vệ:
- Phải khai thác hợp lý
- Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
- Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.
Bài viết trên đã chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Hy vọng với tài liệu này các bạn sẽ có thêm tài liệu tham khảo, nắm chắc kiến thức, từ đó áp dụng tốt vào giải bài tập nhé!