Đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để phát triển lĩnh vực gì?

Người đăng: Nguyen Kim

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có điều kiện phát triển kinh tế bậc nhất ở nước ta do có mật độ dân cư cao nhất và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vậy điều kiện tự nhiên của Đồng bằng Sông Hồng là gì? Đồng bằng sông hồng có nhiều thuận lợi để phát triển lĩnh vực gì? Hãy cùng Dự Báo Thời Tiết tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn mà điều kiện tự nhiên đem lại cho con người khu vực này nhé!

MỤC LỤC
 

Khái quát chung về đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng với diện tích 15 nghìn km2 (chiếm 4,5% diện tích cả nước), gồm 10 tỉnh (thành phố) là: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không có đường biên giới trên đất liền với bất kỳ quốc gia nào. Nhưng lại là tiếp giáp với Trung du miền núi bắc bộ, bắc trung bộ và biển đông nên khu vực này dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.

Vị trí thuận lợi của đồng bằng sông Hồng:

- Nằm ở hạ lưu của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Giáp vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng kinh tế.

- Cầu nối giữa vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Điều kiện tự nhiên của đồng bằng Sông Hồng

Địa hình

Vùng đồng bằng sông Hồng là nơi có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng. Đây là vùng địa hình đồng bằng châu thổ và có diện tích lớn thứ 2 ở nước ta. Địa hình của vùng đồng bằng bằng phẳng, có đất phù sa màu mỡ nên thuận lợi cho hoạt động sản xuất đặc biệt là trồng lúa nước.

Khí hậu

Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng khí hậu phía bắc và có khí hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Đầu mùa đông se lạnh còn cuối mùa đông thường có các cơn mưa phùn nên có hơi ẩm.

Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi ở vùng đồng bằng này dày đặc, có nhiều sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Mạng lưới sông ngòi bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới tiêu, phát triển giao thông đường sông, các loại thuỷ sản và du lịch cho vùng.

Đất đai

Ở vùng này, đất đa dạng thể hiện ở việc có nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất phèn, đất mặn,... Trong đó, đất phù sa ngọt đất chủ yếu, chiếm diện tích lớn nhất, được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Phân bố ở hầu hết các tỉnh/thành phố nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Ngoài ra còn có một số loại đất khác được phân bố như sau:

+ Đất pheralit ở vùng tiếp giáp với trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Đầm lầy thụt ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh

+ Đất phù sa hầu hết ở các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất

+ Đất phèn, đất mặn dọc theo vịnh Bắc Bộ

+ Đất xám trên phù sa cổ ở Vĩnh Phúc, Hà Tây.

Tài nguyên khoáng sản 

Khoáng sản ở đây không nhiều, một số loại khoáng sản có giá trị như: đá ở Hải Phòng, Ninh Bình; sét, cao lanh ở Hải Dương; than nâu ở Hưng Yên; khí tự nhiên ở Thái Bình. Với sự đa dạng khoáng sản này, việc phát triển công nghiệp rất thuận lợi.

Tài nguyên sinh vật

Ở vùng này các loại sinh vật khá phong phú; có các vườn quốc gia như Cát Bà, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Xuân Thuỷ có giá trị để phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quý hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dày đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.

Đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để?

A. khai thác thiếc.

B. khai thác dầu mỏ.

C. trồng cà phê.

D. trồng lúa, gạo.

Đáp án: D. Đồng bằng sông sông Hồng có nhiều thuận lợi để trồng lúa, gạo.

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi cho việc trồng lúa, gạo như: đất phù sa có diện tích rộng, màu mỡ, phân bố trên địa hình bằng phẳng, lhí hậu nhiệt đới ẩm, đồng thời cũng là mùa mưa, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc tăng gia sản xuất nông nghiệp như trồng lúa nước, vụ thu đông, v.v.

Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở đồng bằng sông sông Hồng 

Điều kiện tự nhiên trên của đồng bằng sông Hồng đã tác động đến sự phát triển kinh tế như sau:

Điều kiện thuận lợi

+ Đất phù sa chiếm diện tích lớn, màu mỡ là tài nguyên quý giá nhất của vùng, phân bố trên nền địa hình bằng phẳng. 

+ Vùng này có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, tạo điều kiện để đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, tiến hành thâm canh tăng vụ và đưa vụ đông trở thành vụ chính.

+ Khoáng sản không phong phú nhưng có giá trị là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình). Thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khí tự nhiên.

+ Nguồn nước dồi dào của sông Hồng, nước khoáng và vùng biển rộng lớn phía Đông Nam. Đã cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, phát triển du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển…

+ Có đường bờ biển dài 400km kéo dài từ Hải Phòng đến Ninh Bình, có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản, phát triển giao thông đường biển cũng như du lịch. Tài nguyên biển đang được khai thác hiệu quả nhờ vào phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

Khó khăn

Mặc dù có khá nhiều những đặc điểm tài nguyên thiên nhiên với nhiều điều kiện thuận lợi nhưng vùng cũng có không ít những khó khăn:

+ Quỹ nông nghiệp hạn chế, đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên và đang dần bị thoái hoá, rìa đồng bằng đất bạc màu.

+ Địa hình thấp, có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài và cuốn trôi hoa màu.

+ Thời tiết chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với những đợt rét đậm, rét hại, khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh, khó khăn trong bảo dưỡng các máy móc, thiết bị sản xuất. 

+ Nguồn tài nguyên trong khu vực hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ các những vùng khác về.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến điều kiện tự nhiên của đồng bằng Sông Hồng. Qua đó chắc hẳn bạn đã biết được đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để phát triển gì rồi đúng không? Hy vọng những nội dung trên đã mang đến những thông tin thú vị, cần thiết đến bạn.

Bài viết cùng chủ đề