Trái đất có nhiều hiện tượng thiên văn tự nhiên vô cùng kỳ thú, một trong số đó phải kể đến nguyệt thực và nhật thực. Vậy chúng là gì? Có điểm nào khác nhau? Hãy cùng dubaothoitiet.info giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!
Nhật thực là hiện tượng Mặt trời bị che khuất bởi Mặt trăng khi nhìn từ Trái đất (theo Wikipedia)
Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời, lúc này khi nhìn từ Trái đất, dường như Mặt trăng che khuất một phần hay toàn bộ Mặt trời.
Hiểu đơn giản hơn thì nhật thực sẽ xảy ra khi mặt trăng che khuất một phần hoặc toàn phần mặt trời. Và điều này chỉ xảy ra khi mặt trời – trái đất – mặt trăng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng, đồng thời mặt trăng phải đi qua giữa trái đất và mặt trời.
Người ta dựa vào các vùng bóng của Mặt Trăng trên bề mặt Trái đất mà phân loại thành 4 kiểu Nhật thực:
Đây là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng ở quanh điểm cận quỹ đạo và nó che khuất hoàn toàn mặt trời. Khi ấy, các vùng bóng tối và nửa bóng tối sẽ hình thành lên trên bề mặt trái đất. Để có thể quan sát được nhật thực toàn phần thì người xem cần đứng trên đường di chuyển của vùng tối mặt trăng. Còn những người đứng ở vùng nửa tối thì chỉ xem được nhật thực một phần mà thôi.
Đây là hiện tượng nhật thực xảy ra khi mặt trăng che khuất một phần đĩa mặt trời và hình thành ra một vùng bóng tối trên bề mặt của trái đất.
Đây là một hiện tượng vô cùng thú vị, nó chỉ xảy ra khi đĩa mặt trăng che khuất trung tâm của đĩa mặt trời, và nó chỉ để lộ phần rìa bên ngoài của mặt trời. Lúc nào, nếu ban quan sát thì bạn sẽ chỉ thấy vùng rìa ngoài mặt trời và nó sẽ có hình dạng như một chiếc nhẫn. Và hiện tượng này xảy ra khi mặt trăng ở quanh điểm quỹ đạo.
Nhật thực lai là hiện tượng xảy ra khi nhật thực hình khuyên chuyển thành nhật thực toàn phần
>>> Xem thêm: Nhật thực lai là gì? Những lưu ý khi quan sát Nhật thực lai vào ngày 20/04/2023
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời (theo Wikipedia).
Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng như chúng ta thấy mà nó chỉ phản lại ánh sáng của Mặt Trời khi chiếu vào. Và hiện tượng Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc xấp xỉ thằng hàng với nhau được gọi là nguyệt thực. Lúc này, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất hay nói một cách khác, Mặt Trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và khi ấy ta thấy được hiện tượng Nguyệt thực.
Hiện tượng nguyệt thực còn phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trăng so với các nút quỹ đạo của nó. Hơn nữa, do Trái Đất chỉ nằm được một phần ánh sáng Mặt Trời bởi kích cỡ chênh lệch nên chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất và những ngày trăng tròn.
Nguyệt thực chia làm 3 loại:
Diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Mặt Trăng đi vào ở vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này thì ánh trăng sẽ bị mờ dần đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc có màu cam sẫm.
Diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này thì ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất có màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần diễn ra thì nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực một phần kéo dài trong khoảng 6 giờ đồng hồ.
Diễn ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ dẫn và tối đi. Nguyệt thực nửa tối khó nhìn thấy được bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.
Nguyệt thực: Trái đất ở giữa khoảng cách từ Mặt trời cho đến Mặt trăng
Nhật thực: Mặt trăng ở giữa khoảng cách từ Mặt trời cho đến Trái đất
Nguyệt thực: Ban đêm, có thể quan sát được bằng mắt thường
Nhật thực: Ban ngày, cần đeo kính để quan sát
Nguyệt thực: Có thể nhìn được từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái đất
Nhật thực: Ở một vài nơi nằm trong bóng tối hoặc bóng nửa tối Trái đất
Nguyệt thực: Chỉ xảy ra khoảng 1-2 lần trong năm, cứ 5 năm sẽ có 1 năm không diễn ra
Nhật thực: Ít nhất 2 lần và tối đa là 5 lần trong 1 năm
Kỳ trăng tròn của tháng 11, còn được gọi là Beaver Moon, Frost Moon hoặc Snow Moon sẽ diễn ra vào ngày 8/11 trong hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
"Mặt trăng máu hải ly" được dự đoán vào 8/11/2022
Hiện tượng guyệt thực một phần hôm 8/11 có thể quan sát từ, Nam Á, Trung Á, Nga, Iceland, các khu vực thuộc Nam Mỹ. Trong khi đó, Bắc Mỹ và nhiều nơi thuộc châu Á, Nam Mỹ, Australia và New Zealand có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần.
Hiện tượng "Trăng máu hải ly"
Xuyên suốt sự kiện, người yêu thiên văn cũng có thể thấy hành tinh thứ 7 - sao Thiên Vương - nằm gần Mặt Trăng bị che tối. Tại một số khu vực thuộc châu Á, bao gồm Hong Kong, có lúc sao Thiên Vương sẽ ẩn sau Mặt Trăng trong thời gian diễn ra nguyệt thực toàn phần.
Hy vọng với những thông tin mà Dự Báo Thời Tiết vừa chia sẻ đã giúp các bạn đã hiểu được nguyệt thực, nhật thực là gì? Hãy cùng truy cập vào website của chúng tôi để biết thêm nhiều hiện tượng thiên văn thú vị khác nữa nhé!