Khu vực phía Nam Việt Nam hàng năm luôn có khoảng thời gian bị ngập lụt liên tục do triều cường gây ra. Vậy triều cường là gì? Nguyên nhân dẫn đến triều cường là gì? Triều cường có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào đến đời sống chúng ta? Cùng Dubaothoitiet.info giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Triều cường là một trong 4 chu kỳ của thủy triều. Thủy triều có 4 chu kỳ là ngập triều (nước lớn), triều cường, triều rút (nước ròng) và triều thấp.
Thời điểm nước dâng lên cao nhất đạt đỉnh được gọi là triều cường. Lúc này lực hấp dẫn từ mặt trăng và mặt trời có sự thay đổi khi Trái Đất quay vào thời điểm nhất định.
Hiện tượng triều cường phụ thuộc vào lực hấp dẫn giữa mặt trăng và mặt trời với trái đất.
Triều cường xảy ra khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm trên cùng một đường thẳng, đó là 2 thời điểm trong tháng:
- Ngày 30,1 âm lịch: lúc này mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất
- Ngày 15,16 âm lịch: lúc này trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời. Vào thời điểm này, mặt trăng và trái đất ở khá gần nhau nên lực hấp dẫn càng lớn, do vậy xảy ra hiện tượng triều cường.
Hiện tượng triều cường mạnh nhất là vào mùa đông, mùa hè là lúc triều cường yếu nhất.
Nguyên nhân chính dẫn đến triều cường là sự thay đổi lực hấp dẫn. Tùy từng mùa mà tình trạng triều cường diễn ra mạnh yếu khác nhau.
Thời gian diễn ra triều cường là ngày 19/03 âm lịch.
Ngưỡng thủy triều ở mức trung bình.
Vào mùa xuân và mùa thu là thời điểm trái đất, mặt trăng và mặt trời vận hành khá cân bằng, thời tiết ít mưa hoặc mưa nhỏ, thủy triều ở mức trung bình nên triều cường gần như k xảy ra. Mùa thu triều cường cao hơn mùa xuân do mưa nhiều hơn.
Thời gian diễn ra triều cường là các ngày 30-01/05 và 15-16/05 âm lịch.
Ngưỡng thủy triều ở mức thấp.
Đây là thời điểm hai đầu cực âm của mặt trăng và mặt trời gần nhau dẫn đến lực đẩy yếu. Mặt trăng cách xa trái đất nên thủy triều thấp hơn so với các mùa khác
Thời gian diễn ra triều cường là các tháng 10 và 11 âm lịch.
Ngưỡng thủy triều ở cao, xảy ra triều cường.
Mùa đông là lúc trái đất gần mặt trăng nhất và dao động thủy triều lớn nhất.
Nửa cầu nam mặt trời và nửa cầu bắc của trái đất là cực bắc gần nhau hơn, lực hút mạnh hơn nên hiện tượng triều cường lên cao. Hiện tượng này trái ngược với mùa hè.
Triều cường xảy ra hầu hết vào mùa đông gây ra nhiều khó khăn và những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân.
- Gây ngập úng diện rộng, chậm thoát nước ảnh hưởng tới việc đi lại. Tình trạng ngập lụt khiến các phương tiện giao thông bị chết máy, nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh, sản xuất, đặc biệt là đối với nông nghiệp. Triều cường cao khiến ruộng đất bị xâm nhập mặn làm năng suất và chất lượng cây trồng bị giảm sút
- Triều cường dâng cao kèm theo hệ thống thoát nước chậm làm ngập nhiều căn nhà bị ngập úng, thiệt hại nặng cho người dân.
Hẻm 719 Huỳnh Tấn Phát (Quận 7), nhiều năm qua thường xuyên rơi vào tình trạng ngập sâu khi triều cường dâng cao. (15/10/2023)
Tuy triều cường gây khá nhiều khó khăn, trở ngại nhưng xét theo 1 vài mặt khác thì nó vẫn có những ảnh hưởng tích cực đáng kể.
- Thủy sản phát triển nhờ vào sự lên xuống của thủy triều. Sản lượng tăng cao.
- Tận dụng thủy triều phục vụ cho việc tưới tiêu, rửa mặn, khử phèn…
Trên đây là những thông tin về hiện tượng thiên nhiên thú vị triều cường. Chúng tôi đã giải đáp cho các bạn khái niệm triều cường là gì? Nguyên nhân dẫn đến triều cường là gì? Triều cường có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào đến đời sống người dân? Chúc các bạn học tập và nghiên cứu tốt!