Diện tích đất đồi núi nước ta chiếm tới 75% diện tích của cả nước nên chiếm vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên địa hình này có môi trường sinh thái đã phần nào bị suy thoái do quá khứ khai thác và canh tác chưa hợp lý. Vậy biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi nước ta là gì để cải thiện tình trạng này? Cùng Dubaothoitiet theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra đáp án chính xác nhé!
Câu hỏi trắc nghiệm
Biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi nước ta là
A. đẩy mạnh tăng vụ
B. chống nhiễm mặn.
C. chống nhiễm phèn.
D. trồng cây theo băng.
Đáp án D. Biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi nước ta là trồng cây theo băng.
Giải thích: Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
Trả lời chi tiết: Biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi nước ta là gì?
Diện tích đất đồi núi nước ta chiếm tới 75% diện tích của cả nước, vì vậy đời sống của phần lớn người dân đều dựa chủ yếu vào canh tác trên đất dốc.
Đây là vùng đất mà môi trường sinh thái đã phần nào bị suy thoái do quá khứ khai thác và canh tác chưa hợp lý. Ở miền đồi núi xói mòn mạnh xảy ra tự nhiên và là hiện tượng địa chất bình thường gắn liền với chu trình thủy văn. Hiện tượng xói mòn và rửa trôi do con người gây nên cũng đã biến những vùng đất vốn rất màu mỡ thành đất thoái hóa bạc màu, có độ phì nhiêu thấp. Xói mòn đất ở các khu vực lưu vực và sự lắng đọng sau đó ở sông, hồ và hồ chứa làm giảm độ phì nhiêu của đất và làm giảm năng suất cây trồng. Xói mòn đất không bao giờ có thể được ngăn chặn hoàn toàn, nhưng nó có thể được giảm thiểu ở một mức độ nào đó.
Do sức ép về dân số, đất đai ở những vùng sâu vùng xa, thậm chí kể cả rừng cấm đầu nguồn cũng đã và đang bị xâm hại dẫn đến sự thoái hóa tài nguyên thiên nhiên. Biểu hiện ở độ che phủ rừng giảm sút một cách đáng báo động, sức sản xuất của đất cũng kém dần và thoái hóa về đa dạng sinh học. Lối canh tác truyền thống tỏ ra không thích hợp cho phát triển nông – lâm nghiệp bền vững không những trên đất đồi dốc mà ngay cả vùng đồng bằng.
Do đó cần có những phương thức canh tác, bảo vệ hợp lý trên vùng đất đồi dốc để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, đảm bảo cân bằng các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
>>> Xem thêm: Giải pháp chủ yếu để khai thác thế mạnh về trồng trọt ở vùng đồi Bắc Trung Bộ là gì?
Các biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi và mục đích
Cây sâu, bừa kĩ kết hợp với bón phân hữu cơ
Biện pháp này có có tác dụng làm tăng bề dày lớp đất trồng, chôn vùi cỏ dại hoặc những gì còn sót lại từ mùa vụ. Điều này khiến chúng bị phân hủy, tăng độ phì nhiêu cho đất và còn có tác dụng làm cho đất tơi xốp thoáng khí.
Trồng cây theo băng
Trồng xen cây phân xanh giữa các băng cây công nghiệp giúp tăng tăng độ che phủ đất chống xói mòn góp phần cải tạo độ phì nhiêu của đất tăng năng suất cây trồng.
Làm ruộng bậc thang
Làm ruộng bậc thang giúp chống xói chống xói mòn chống rửa trôi được giữ lại chất dinh dưỡng cho đất.
Bón vôi
Giúp giảm độ chua cho đất ngoài ra vôi còn cung cấp Canxi cho đất và các khả năng phát triển bộ rễ của cây trồng.
Bài viết trên đây là thông tin chi tiết nhất giải thích đến bạn câu hỏi biện pháp bảo vệ đất trồng ở miền núi nước ta là gì? Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích.