Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì? Đặc trưng nổi bật về địa hình của vùng

Người đăng: Duy Nguyen

Đồng bằng duyên hải miền Trung là một dải các đồng bằng duyên hải kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đặc trưng nổi bật của vùng đồng bằng này là hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp. Vậy bạn đã biết đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì lý do gì chưa? Hãy cùng Dubaothoitiet khám phá về vùng đồng bằng miền Trung và tìm ra câu trả lời ngay sau đây nhé!

Câu hỏi trắc nghiệm

Đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì

A. Đồng bằng nằm ở ven biển.

B. Đồng bằng có nhiều cồn cát.

C. Đồng bằng có nhiều đầm phá.

D. Núi lan ra sát biển.

Đáp án D. Đồng bằng Duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì đa phần có những dãy núi lan ra sát biển chiếm phần lớn diện tích.

Giải thích: Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì khu vực có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang (nơi hẹp nhất là 50km), có các dãy núi chạy hướng Tây – Đông ăn lan ra sát biển chia cắt đại hình thành các mảnh nhỏ như dãy Bạch Mã, Hoành Sơn….

Trả lời chi tiết: Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì lý do gì?

Dải đồng bằng ven biển miền Trung là một dải bao gồm các đồng bằng duyên hải có tổng diện tích khoảng 15 nghìn km2. Khu vực có địa hình hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hóa của hệ thống sông Mã, sông Chu, đồng bằng Nghệ An (sông Cả), đồng bằng Quảng Nam (sông Thu Bồn) và đồng bằng Tuy Hòa (sông Đà Rằng). Ở nhiều đồng bằng tại đây thường có sự phân chia làm ba dải: 

+ Giáp biển là cồn cát, đầm phá

+ Giữa là vùng thấp trũng

+ Dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

Đồng bằng ven biển miền Trung nhỏ hẹp, ít phù sa

Trong quá trình hình thành các đồng bằng này, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì khu vực có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang (nơi hẹp nhất là 50 km), có các dãy núi chạy hướng Tây - Đông ăn lan ra sát biển như dãy Bạch Mã, Hoành Sơn đã chia cắt đại hình thành các mảnh nhỏ. Mặt khác, sông ngòi ở đây ngắn nhỏ, ít phù sa, thềm lục địa hẹp và sâu cũng là lý do khiến đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp.

Đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung

Do theo cấu tạo địa chất, địa hình, vị trí với đường xích đạo, chí tuyến đã dẫn tới việc phân chia rõ rệt về khí hậu. Khu vực đồng bằng duyên hải miền Trung có khí hậu chia thành 2 vùng riêng biệt là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Khu vực Bắc Trung Bộ phần lớn khu vực thuộc miền khí hậu đông Trường Sơn nên chịu chế độ gió mùa mùa đông từ phía Đông. Còn khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ phần lớn chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ và gió tây khô nóng (gió Lào).

Vào mùa hạ, đồng bằng miền Trung mưa ít, không khí khô, nóng làm đồng ruộng nứt nẻ, sông hồ cạn nước. Trong những tháng cuối năm, tại đây thường có mưa lớn và bão. Mưa bão làm nước sông dâng lên đột ngột, đồng ruộng bị ngập lụt, nhà cửa, đường giao thông bị phá hoại, gây thiệt hại về người và của.

Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của các cơn bão, tập trung nhiều về tháng 9, 10, 11, 12. Trung bình có từ 0,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng. Đặc biệt vào tháng 9, tại khu vực Bắc Trung Bộ trung bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các cơn bão đều từ hướng đông, đông bắc đổ vào.

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì? Cũng như cung cấp thêm thông tin về Đồng bằng duyên hải miền Trung. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Bài viết cùng chủ đề