Đồng bằng là gì? Phân loại và đặc trưng của các kiểu đồng bằng

Người đăng: Nguyen Kim

Các vùng đồng bằng là khu vực quan trọng cho phát triển nông nghiệp của các quốc gia. Vậy để tìm hiểu rõ hơn khái niệm đồng bằng là gì và những đặc trưng của dạng địa hình này. Hãy cùng Dự Báo Thời Tiết tham khảo bài viết ngay dưới đây nhé!

MỤC LỤC
 

Đồng bằng là gì?

Đồng bằng hay còn gọi là bình nguyên là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp và bằng phẳng. Thuật ngữ đồng bằng nói chung thường ít được áp dụng là những vùng bị che phủ hoàn toàn và vĩnh cửu như các đầm lầy các vùng đất trũng lòng chảo (playa) hay các dải băng.

Các vùng đồng bằng tại nhiều khu vực trên thế giới đóng vai trò quan trọng cho phát triển nông nghiệp. Bởi do khi đất được bồi tích như là các trầm tích thì độ sâu của nó có thể khá lớn và độ màu mỡ là khá cao, cũng như độ bằng phẳng cao thuận lợi cho quá trình cơ giới hóa sản xuất; cũng như tại các đồng bằng có thể có các đồng cỏ cung cấp thức ăn cho gia súc.

Nguyên nhân hình thành đồng bằng

Nếu bạn đã hiểu được đồng bằng là gì rồi thì hãy cùng tìm hiểu thêm nguyên nhân hình thành của dạng địa hình này. Đồng bằng có thể được hình thành từ dung nham núi lửa chảy xuống, trầm lắng bởi nước (suối, sông hay biển), băng và gió, khi mực nước biển hạ xuống khiến hay bởi xói mòn dưới các tác động của các yếu tố này từ các sườn đồi, núi. Khi các con sông mang đất, đá và các trầm tích ra đại dương, dần dần bồi đắp hoặc do thềm lục địa trước đó chìm dưới nước thì nay nổi lên và tạo nên đồng bằng ven biển. 

Các đồng bằng đôi khi xuất hiện như là các vùng đất thấp ở vùng đáy các thung lũng nhưng cũng có trên các cao nguyên ở độ cao khá lớn. Các dạng đồng cỏ Bắc Mỹ và đồng cỏ châu Âu là các kiểu đồng bằng, và nguyên mẫu cho đồng bằng thường được coi là các đồng cỏ, nhưng các vùng đồng bằng trong trạng thái tự nhiên của chúng có thể được che phủ bằng các dạng cây bụi, đồng rừng hay rừng, hoặc thảm thực vật có thể thiếu vắng trong trường hợp các đồng bằng cát hay đá tại các sa mạc.

Đặc trưng của đồng bằng

Đặc trưng nổi bật của đồng bằng là có địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng

Độ cao của đồng bằng không lớn và thường độ cao so với mực nước biển là không quá 500m (có những bình nguyên cao đến 500m) cùng với độ dốc nhỏ hơn hoặc bằng 5°.

Khi độ cao không quá 200m, người ta gọi nó là đồng bằng thấp, còn khi độ cao từ 200m đến 500m gọi là đồng bằng cao.

Phân loại các kiểu đồng bằng trên thế giới 

Xét về nguồn gốc hình thành, người ta có thể phân chia đồng bằng thành 3 loại:

+ Đồng bằng cấu trúc: theo cấu tạo địa chất

+ Đồng bằng bóc mòn, bào mòn

+ Đồng bằng trầm tích

Theo hình thái thì đồng bằng được phân chia thành 4 loại:

+ Đồng bằng nằm ngang

+ Đồng bằng nghiêng

+ Đồng bằng trũng

+ Đồng bằng nhô cao

Còn theo địa hình thì đồng bằng phân chia thành những dạng sau:

+ Đồng bằng bằng phẳng

+ Đồng bằng lượn sóng

+ Đồng bằng đồi

+ Đồng bằng gò đồi

Các dạng địa hình đồng bằng ở nước ta

Đồng bằng nước ta chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ và được chia thành 2 loại chính: Đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. Trong đó đồng bằng châu thổ sông gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dân trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. Ngoài ra còn có đồng bằng An Khê là một trũng giữa núi (thung lũng), còn lại là các đồng bằng ven biển.

Khu vực đồng bằng nước ta có đặc trưng riêng đó là có hiện tượng bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. Đây là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở vùng núi. Rìa phía Đông Nam của Đồng bằng sông Hồng và Tây Nam của Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vẫn lấn ra biển từ vài chục đến hàng trăm mét.

Đặc trưng nổi bật ở đồng bằng nước ta là gì?

Đồng bằng sông Hồng 

Đồng bằng sông Hồng hay còn gọi là đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng châu thổ, được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Khu vực đồng bằng này rộng khoảng 15 nghìn km2, địa hình có đặc điểm cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không còn được bồi tụ phù sa hình thành các khu ruộng cao bạc màu và các ô trùng ngập nước. Còn vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm nên có rất nhiều cồn cát và bãi phù sa. Địa hình đồng bằng châu thổ khá là thấp và tương đối bằng phẳng. Nên phù hợp cho các hoạt động thâm canh trồng lúa nước, cây ăn quả, cây hàng năm ngắn ngày. 

Đồng bằng sông Cửu Long 

Đây là đồng bằng đồng bằng châu thổ thuộc Tây Nam Bộ được bồi tụ phù sa hằng năm của hệ thống sông Mê Kông. Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn đồng bằng sông Hồng với diện tích khoảng 40 nghìn km2, địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy và các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng, còn về mùa cạn nước triều lấn mạnh. Gần 2/3 diện tích đóng bằng là đất mặn, đất phèn. Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên,… là những nơi chưa được bồi lấp xong.

Đồng bằng ven biển

Dải đồng bằng ven biển thuộc miền Trung có tổng diện tích khoảng 15 nghìn km. Biển đóng vai trò rất lớn trong sự hình thành dải đồng bằng này, nên đất ở đây thường nghèo nàn, có nhiều cát, ít phù sa sông. Đồng bằng có hình dáng nhiều theo chiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ như: Thanh–Nghệ – Tĩnh, Bình – Trị – Thiên, Nam – Ngài – Định và các đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận).

Chỉ có một số đồng bằng mở rộng ở cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hóa của hệ thống sông Mã – Chu, đồng bằng Nghệ An (trong hệ thống sông Cả), đồng bằng Quảng Nam (trong hệ thống sông Thu Bồn) và đồng bằng Tuy Hoà (trong hệ thống sông Đà Rằng). Ở các đồng bằng có sự phân chia làm ba dải giáp biển là cồn cát, đầm phá ; ở trung tâm là vùng thấp trũng, vùng đất trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

Qua bài viết trên, các bạn đã biết được khái niệm đồng bằng là gì và các đặc điểm của các vùng đồng bằng nước ta. Hy vọng những bài viết sẽ mang lại lại cho các bạn những thông tin hữu ích khi tìm hiểu các về các dạng địa hình. 

Bài viết cùng chủ đề