Núi lửa là gì ? Nguyên nhân tạo ra núi lửa, Tác hại, Lợi ích từ núi lửa?

Người đăng: Duy Nguyen

Sau sóng thần, động đất, núi lửa là một hiện tượng tự nhiên mà con người xem như “thảm họa” bởi đã gây rất nhiều ảnh hưởng tới con người sống xung quanh cửa miệng của chúng. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi “núi lửa là gì? Từ đâu mà có núi lửa? Việt Nam có núi lửa không?”. Cùng dubaothoitiet.info trả lời những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé! 

MỤC LỤC
 

Núi lửa là gì ?

Định nghĩa 

Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Các khoáng chất này vẫn được gọi là dung nham. Dung nham là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, nó ở thể lỏng ở nhiệt độ khoảng 700 °C đến 1.200 °C (1.300 °F đến 2.200 °F).  Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. (Nguồn: Wikipedia)

Phân loại  các loại núi lửa

Người ta chia ra gồm 3 loại núi lửa: 

  • Núi lửa đang hoạt động 
  • Núi lửa đang hồi dung nham
  • Núi lửa không hoạt động nữa

Cấu tạo của núi lửa

Một núi lửa hoàn chỉnh có cấu tạo gồm nhiều bộ phận như: nguồn dung nham, ống dẫn, đường dẫn nhanh, ngưỡng, lỗ thoát, cổ họng núi lửa, miệng núi lửa. Các sản phẩm núi lửa phun ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham, khói.

Nguyên nhân hình thành núi lửa 

Do hiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng.
Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Lợi ích và tác hại của núi lửa

Lợi ích của núi lửa mang lại

  • Nguồn tài nguyên khoáng sản 

 Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Nhiều khoáng sản khác nhau tại các địa phương khác nhau có núi lửa hiện đang hoạt động. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa. Khi chúng tắt sẽ là nơi lý tưởng cho sự phát triển của các hoạt động khai mỏ quy mô lớn nhỏ.

  • Năng lượng địa nhiệt 

Hơi nóng từ trong lòng đất được sử dụng để chạy các tuốc-bin sản sinh ra điện năng, hoặc được ứng dụng cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình và chạy máy nước nóng. Nếu không có sẵn hơi nóng thiên nhiên, buộc người ta phải khoan một vài lỗ thông khí sâu vào trong lòng các khối đá nóng, bơm nước lạnh vào một hố, hơi nóng từ hố khác lân cận đó sẽ bay lên.

  • Đất đai màu mỡ 

Đá núi lửa rất giàu các khoáng chất thiên nhiên. Nhưng phải trải qua hàng ngàn năm, các khối đá này mới bị bể vụn do tác động của thời tiết, môi trường… tạo thành nền đất vô cùng trù phú, màu mỡ.

  • Hoạt động du lịch 

Hàng năm vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa thu hút hàng triệu du khách tham quan. Đa phần du khách chờ đến thời khắc được tận mắt ngắm nhìn những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời. Quanh các núi lửa thường là các hồ tắm ấm áp, những suối nước nóng, những hồ bùn luôn sủi bong bóng và các lỗ thông khí thiên nhiên. Các mạch nước phun nước nóng luôn là những điểm đến hấp dẫn du khách như suối phun Old Faithful tại Vườn Quốc gia Yellowstone (Mỹ).

Ở Uganda, một quốc gia còn nghèo khó thì khu vực quanh ngọn núi lửa Elgon thực sự là một công trường du lịch sầm uất, hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các thác nước khổng lồ, đời sống hoang dã, các hoạt động leo núi, đi bộ và nhiều khu nghỉ sang trọng

Tác hại của núi lửa

  • Với con người

-    Dung nham nóng chảy trào trên mặt đất, với số lượng lớn, tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng có thể hủy diệt các vật thể sống 
-    Phủ lấp, làm hư hại các công trình giao thông thủy lợi… cũng như các tài sản khác do con người tạo ra

  • Với thiên nhiên và môi trường

-    Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của vùng bị ảnh hưởng, tăng tính nhạy cảm của những thiên tai nguy hiểm như: lũ lụt, lở đất, sói mòn… 
-    Thảm họa sóng thần: các núi lửa hoạt động dưới hoặc xung quanh biển có thể gây nên những con sóng cao khủng khiếp, gọi là sóng thần. 
-    Ô nhiễm môi trường: số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun trào sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự hô hấp của con người và động vật, làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước… 
-    Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại dẫn đến mưa lớn và nguy cơ lũ lụt. Ngoài ra, người ta còn cho rằng lượng khí được phun ra rất giàu lưu huỳnh sau đó sẽ tích tụ trong bầu khí quyển trong khoảng thời gian dài góp phần làm thủng tầng ozone và tầng bình lưu. Khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ hóa ion không khí, gây ra bão điện 

Ví dụ cụ thể là Kilauea: Chuỗi phun trào kinh hoàng nhất trong năm

Kể từ năm 1983, Kilauea đã liên tục phun trào, gây ra nhiều thiệt hại đáng kể. Tuy nhiên, đáng sợ nhất vẫn là chuỗi phun trào xảy ra vào tháng 5/2018.  Ngày 3/5, hơn 20 lỗ phun dung nham trên đỉnh ở Puna đã ào ạt trào magma, kéo theo một trận động đất dữ dội vào ngày 4/5, buộc 2000 dân phải sơ tán. Đến ngày 17/5, vào lúc 4:17 giờ sáng, đỉnh ở Halemaumau lại bùng nổ, bắn một cột tro cao hẳn 9,1km lên trời. Phải sang tận đầu tháng 8, chuỗi phun trào kinh hoàng này mới tạm lắng xuống, tới ngày 4/9 thì dừng hẳn. Đợt phun trào này đã thiêu rụi gần 700 nóc nhà khiến chính phủ Mỹ phải phân bổ 12 triệu USD để giúp giải quyết những khó khăn cho người dân bị ảnh hưởng 

Việt Nam có núi lửa không ?

Những bằng chứng khoa học cho thấy, hoạt động núi lửa mãnh liệt và muộn nhất ở Việt Nam từng xảy ra ở mảnh đất Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Nơi đó vẫn còn lưu giữ rất nhiều di tích của núi lửa "trẻ" đã tắt, mà thời gian của những đợt phun trào cuối cùng của chúng ứng với giai đoạn Miocen muộn - Pleistocen (cách đây 11 triệu đến 11.000 năm). Hiện nay, miệng của nhiều núi lửa còn thể hiện rõ dạng phễu hoặc hình lòng chảo. Họng núi lửa thường đã bị lấp kín. Nhiều miệng núi lửa đã được tích nước, trở thành những hồ nước hình tròn độc đáo, tiêu biểu là hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) ở Pleiku.
Núi lửa từng phun trào ở Hà Nội?? Với những núi lửa đã ngủ yên đến vài chục triệu năm, có thể coi là khó có điều kiện hoạt động trở lại. Hoạt động phun trào của núi lửa từng xuất hiện trong vùng Hà Nội, nhưng chúng đã "ngủ yên" trên 250 triệu năm rồi. Do vậy, ngay việc tìm được miệng núi lửa cổ ở đây cũng là một thử thách. Và nếu các nhà khoa học tìm được miệng của những núi lửa ấy thì chúng cũng đã bị lấp đầy, biến dạng đến mức chẳng dễ nhận biết và chắc chắn là vô hại. Chúng hoàn toàn không thể gây hiện tượng sụt lún, tạo những "hố tử thần" tương tự trường hợp ở đường Lê Văn Lương thời gian qua. 

Trở lại lịch sử 15/2/1923, nhiều vùng thuộc cù lao Hòn (Phan Thiết) bị chấn động mạnh, nhà cửa nghiêng ngả, người  đứng không vững. Những  chấn động này kéo dài hàng tuần liền. Sau đó, khi đi ngang qua đây, thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2000m cùng với những tiếng nổ mạnh theo từng đợt. Ngày 8/3 năm đó, cù lao Hòn phun ra những chất màu xám đen, xám nhạt gồm hơi nước, bùn và đất. Trước mỗi đợt phun, nhiều tiếng nổ phát ra như bom  và hỗn hợp bùn đá bật lên sáng lóa. Ngày 15/3/1923 núi lửa đã ngừng phun nhưng hòn đảo vẫn còn nóng âm ỉ cho đến ngày 20/3 cùng năm đó, động đất xảy ra và núi lửa phun trở lại.

Hy vọng những thông tin mà Dự Báo Thời Tiết đã cung cấp trên sẽ hữu ích cho bạn, hãy truy cập website của chúng tôi để có nhiều thông tin thú vị hơn nữa nhé!

Bài viết cùng chủ đề