Khám phá khí hậu Long An, vị trí địa lý và đặc điểm địa hình Long An

Người đăng: Nguyen Kim

Long An là tỉnh tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Nên tỉnh vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông. Cùng Dự Báo Thời Tiết tìm hiểu rõ khí hậu Long An và các đặc điểm về địa hình trong bài viết sau đây. 

MỤC LỤC
 

Vị trí địa lý tỉnh Long An

Long An là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105030' 30 đến 106047' 02 kinh độ Đông và 10023'40 đến 11002' 00 vĩ độ Bắc. Là địa phương nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km. Long An có diện tích tự nhiên là 4.493,8 km2, chiếm tỷ lệ 1,35 % so với diện tích cả nước và bằng 11,06 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài 137,7km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ) với vị trí tiếp giáp:

– Phía Đông tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.

– Phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang.

– Phía Bắc giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia.

– Phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia.

Đặc điểm địa hình Long An

Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng và bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây và phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước. 

Khu vực có xu thế thấp dần từ phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam, tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực tương đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa). 

Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.

Khám phá khí hậu Long An

Do ranh giới phía Đông Nam và Tây Nam tỉnh Long An có đặc những đặc điểm riêng của cả đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Đông. Nên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thời tiết Long An có nền nhiệt ẩm dồi dào và độ ẩm cao. Long An có 2 mùa, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70% và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.

Nhiệt độ trung bình

Nhiệt độ trung bình hàng tháng của tỉnh Long An là 27.2 độ C. Thông thường, nhiệt độ trung bình vào tháng 4 cao nhất là 28.9 độ C và nhiệt độ trung bình vào tháng 1 thấp nhất là 25.2 độ C. 

Lượng mưa

Lượng mưa hàng năm của Long An từ 966 đến 1325 mm. Vào mùa mưa, lượng mưa chiếm hơn 7.082% tổng lượng mưa cả năm toàn tỉnh. Mưa phân bố không đều và giảm dần từ giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây nam.

Phía Đông Nam tỉnh Long An gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn gây xói mòn trên các đồi cao, đồng thời gây lũ, ngập úng kết hợp mưa lũ gây ngập lụt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm của Long An là 80 – 82%. Thời gian chiếu sáng trung bình hàng ngày là 6.8 – 7.5 giờ/ngày và thời gian chiếu sáng trung bình hàng năm là 2.500 đến 2.800 giời. Tổng nhiệt độ hàng năm từ 9.700 đến 10.100 độ C.

Biên độ nhiệt

Biên độ nhiệt các tháng trong năm nằm trong khoảng 24 độ C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 theo hướng Đông Bắc, tần suất 60 – 70%. Trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam thổi 70% thời gian. Biên độ nhiệt trong ngày và đêm là thấp và ấm. Sự khác biệt đáng kể về thời tiết, khí hậu nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.

Tiềm năng kinh tế tỉnh Long An

Tiềm năng du lịch

Long An là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Hiện nay, tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 7/53 di tích được xếp hạng di tích lịch sử như Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức ở Tân An, chùa Tôn Thạch ở Cần Giuộc, Nhà trăm cột ở Cần Đước,… Ngoài ra, Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước)…cũng là nguồn thu hút khách du lịch lớn. Đây là những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.

Tiềm năng phát triển kinh tế

Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay tỉnh có 5 cửa khẩu, bao gồm: cửa khẩu Thomo – Đức Huệ, cửa khẩu Bình Hiệp – Mộc Hóa, cửa khẩu Vàm Đồn – Vĩnh Hưng, cửa khẩu Kênh 28 – Vĩnh Hưng. Ngoài ra, Long An còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Dóc Đinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hóa, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng.

Như vậy trong bài viết phía trên, chúng tôi đã phân tích chi tiết đặc điểm khí hậu Long An. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chia sẻ một số nội dung về vị trí, địa hình và kinh tế tỉnh Long An. Hy vọng rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Bài viết cùng chủ đề