Mưa sao băng là một trong những hiện tượng thiên nhiên thú vị của vũ trụ, mọi người đều rất mong chờ được chiêm ngưỡng những trận mưa sao băng này. Vậy, Mưa sao băng là gì? Những trận mưa sao băng 2023 sẽ diễn ra trong thời gian nào. Hãy tham khảo bài viết sau của Dubaothoitiet để tìm được những thời điểm mưa sao băng đẹp nhất năm 2023 nhé!
MỤC LỤC
Sao băng là một thiên thạch nhỏ, được hình thành ngoài vũ trụ. Chúng có vận tốc di chuyển rất lớn. Chúng ma sát với khí quyển khi đi qua Trái Đất do vậy chúng trở nên nóng hơn và sẽ phát ra ánh sáng khi di chuyển. Khi nhìn từ xa, chúng ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng dài phi nhanh qua nên thường gọi đó là hiện tượng sao băng.
Mưa sao băng (tên tiếng Anh là meteor shower) là hiện tượng số lượng lớn sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời.. Hầu hết, mỗi ngôi sao băng sẽ có kích thước rất nhỏ nên sẽ bị tan rã ngay trên đường di chuyển trước khi chạm và bề mặt Trái Đất hoăc “chúng chỉ vô tình đi ngang qua bầu khí quyển” nên những thiên thạch nhỏ này không làm ảnh hưởng gì tới lớp vỏ Trái Đất.
Mưa sao băng không phải là nhiều ‘ngôi sao rơi’ cùng một lúc mà là nhiều ngôi sao băng xuất hiện trong cùng một khoảng thời gian ngắn. Mật độ sao băng trong những trận mưa sao băng khoảng 100 sao/giờ, có những trận mưa sao băng lớn hơn có thể lên tới 1000 sao/giờ
Thực chất, các sao chổi chính là nguyên nhân khiến mưa sao băng xuất hiện. Sao Chổi là những thiên thể quay quanh Mặt trời được cấu tạo bởi băng, bụi và đá. Khi chuyển động gần Mặt trời, các sao Chổi bị tan tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo.
Nếu các sao Chổi đi qua hoặc ở gần quỹ đạo của Trái Đất, và Trái Đất chuyển động đến gần điểm giao nhau đó, các bụi khí của sao Chổi sẽ bay vào trong khí quyển. Khi di chuyển với vận tốc khoảng 100.000km/h, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức khiến nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Khi đó, chúng được gọi là Mưa Sao băng.
Các giao điểm là xác định trên đường đi của Trái Đất và mỗi năm Trái đất sẽ đi qua những giao điểm nó tại thời điểm nhất định. Do vậy, các trận mưa sao băng thường được các nhà thiên văn học dự báo trước.
Trên thế giới có rất nhiều những truyền thuyết về ý nghĩa của sao băng, trong đó phổ biến nhất là câu chuyện mưa sao băng của người La Mã. Họ cho rằng những ngôi sao trên bầu trời là những ngọn nến được các thiên thần thắp sáng, mỗi ngôi sao sẽ đại diện cho sinh mệnh và linh hồn của mỗi một người. Vào thời điểm nào đó, khi bạn nhìn thấy những ngôi sao băng rơi xuống, bay vụt qua bầu trời thì cũng đồng nghĩa với việc trên thế giới đã có một người ra đi. Một số quan niệm khác còn cho rằng sao băng có thể là dấu hiệu báo trước cho sự xuất hiện một sự kiện lớn mang điềm xấu nào đó.
Trái ngược với câu chuyện phía trên. Người La Mã còn có một quan niệm khác về sao băng. Họ cho rằng mỗi ngôi sao băng bay ngang qua bầu trời tượng trưng cho phép thuật màu nhiệm, khi nhìn thấy sao băng vụt qua sẽ đem đến may mắn cho họ. Khi bạn được chứng kiến sao băng hoặc một trận mưa sao băng, chỉ cần nhắm mắt lại và ước nguyện thật nhanh thì mọi mong muốn của bạn vào thời điểm đó đều sẽ thành sự thật. Chính ý nghĩa hình tượng đẹp này đã khiến cho sao băng, mưa sao băng được mọi người rất chào đón và mong chờ.
Tuy nhiên, tất cả những truyền thuyết về ý nghĩa của sao băng này đều chỉ là quan niệm dân gian lâu đời, chưa được chứng minh, xác thực dựa trên cơ sở khoa học hay được ghi chép trong sổ sách tâm linh.
Đây là một trong những trận mưa sao băng được coi là đẹp nhất trong lịch sử, xuất hiện năm 1862. Mưa sao băng Geminids thường diễn ra vào tháng 12, những ngày từ 6-14 sẽ có lượng sao băng lớn nhất
Điểm thú vị của Geminids, đó là sự xuất hiện của các quả cầu lửa Earthgrazer. Chúng là các vệt sao băng phát sáng bay ngang và gần như trùng lặp vào đường chân trời.
Quadrantids là cơn mưa sao băng thường diễn ra vào những ngày đầu tiên trong năm (thường là từ 1/1 – 5/1). Khi mưa sao băng này đạt cực đại, bạn có thể quan sát 100 vệt sao mỗi giờ. Tuy nhiên, thời gian đỉnh điểm của cơn mưa sao băng này chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ chứ không phải vài ngày như các cơn mưa sao băng khác.
Quadrantids là trận mưa có nguồn gốc bí ẩn. Thực tế, Quadrantids xuất phát từ một chòm sao có tên Quadrans Muralis từ thế kỷ XIX, nhưng hiện nay, trên bản đồ thiên văn học, chòm sao này đã biến mất hoàn toàn.
Mặt khác, nguồn gốc của cơn mưa sao băng này vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Nhiều nhà thiên văn cho rằng, Quadrantids là các mảnh thiên thạch nhỏ vỡ ra từ tiểu hành tinh 2003H1 nhưng cũng có người lại cho rằng Quadrantids vốn xuất phát từ sao chổi C/1490 Y1.
Cái tên Perseids có gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, gắn liền với Á thần Perseus.
Mưa sao băng Perseids thường xuất hiện từ giữa tháng 7 và đạt cực đại vào giữa tháng 8. Từ năm 36, hình ảnh sao băng Perseids đã được người Trung Hoa cổ đại ghi lại. Tới năm 1865, con người đã tìm tòi, phát hiện ra được nguồn gốc của hiện tượng này.
Mưa sao băng Perseids được cho rằng do các mảnh vỡ của sao chổi 109P/Swift-Tuttle rơi vào khí quyển mà tạo thành. Khi trận sao băng này đạt tới mức cực đại, chúng ta có thể quan sát khoảng 60 vệt sao băng mỗi giờ.
Điểm đặc biệt của Perseids là tần số xuất hiện của quả cầu lửa (fireball) rất cao. Đây cũng là một trong số ít những cơn mưa sao băng người Việt Nam có thể quan sát được bằng mắt thường. Thông thường, sao băng trong hiện tượng này bay vào khí quyển ở độ cao khoảng 80km so với mặt đất.
Mưa sao băng Leonids xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 hàng năm (thường từ ngày 13/11 – 21/11). Cơn mưa này xuất phát từ chòm sao Sư Tử (Leo), các vệt sao băng thường tỏa ra thành chùm như bờm sư tử nên được gọi là Leonids.
Leonids là cơn mưa sao băng duy nhất trong năm có khả năng gây ra “bão sao băng”. Thông thường, theo chu kỳ cứ 33 năm mưa sao băng Leonids sẽ lớn bất thường, khi đạt đỉnh có thể mang tới hàng nghìn sao băng bay vào bầu khí quyển.
Sự kiện này lần đầu tiên xảy ra vào năm 1833, khi một cơn bão sao băng Leonids rơi xuống Trái đất. Khi đó, thậm chí nhiều người mê tín dị đoan cho rằng, Leonids chính là biểu hiện cảnh báo ngày tận thế của nhân loại.
Lần xuất hiện gần đây nhất của bão sao băng Leonids là khoảng năm 1998 – 2002. Như vậy, theo chu kỳ chúng ta sẽ cần chờ đợi thêm khoảng 20 năm nữa để chiêm ngưỡng một hiện tượng thiên văn kỳ thú bậc nhất trong lịch sử tiếp theo.
Theo lịch thiên văn, trận mưa sao băng đầu tiên năm 2022 sắp xuất hiện trên bầu trời Việt Nam, cực điểm diễn ra vào ngày 3/1/2022 và ngày 4/1/2022.
Trận mưa sao băng Quadrantid sẽ diễn ra và đạt cực đại từ ngày 3 tháng 1 đến ngày 4 tháng 1. Trận mưa Quadrantids có thể tạo ra khoảng 50 - 100 vệt sao băng trên bầu trời vào thời gian đỉnh điểm. Tuy nhiên thời gian đỉnh điểm của mưa sao băng này rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài vài giờ nên hãy tranh thủ thời gian thật kỹ nhé!
Sau trận mưa Quadratid, chúng ta sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Lyrids, trận mưa sao băng này sẽ diễn ra từ ngày 16 - 25/4 hằng năm.
Trong đó, cực điểm mưa sao băng rơi vào đêm 22 rạng sáng ngày 23 và đây cũng là thời điểm lý tưởng để có thể quan sát được hiện tượng này. Mưa sao băng Lyrids sẽ vẫn hoạt động cho đến ngày 29/4.
Sau Lyrids, có 10 trận mưa sao băng đạt cực đại vào năm 2022:
Eta Aquariids: từ ngày 4 đến 5 tháng 5
Nam Delta Aquariids: từ ngày 29 đến 30 tháng 7
Alpha Capricornids: diễn ra vào ngày 30 - 31 tháng 7
Perseids: diễn ra vào ngày 11 - 12 tháng 8
Orionids: diễn ra vào ngày 20 - 21 tháng 10
Southern Taurids: diễn ra vào ngày 4 - 5 tháng 11
Northern Taurids: diễn ra vào ngày 11 - 12 tháng 11
Leonids: ngày 17 - 18 tháng 11
Geminids: ngày 13 - 14 tháng 12
Ursids: ngày 21 - 22.12
Theo Hộ Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), sẽ có khoảng 9 đợt mưa sao băng bắt đầu từ tháng 4 năm 2023. Dưới dây là lịch 9 cơn mưa sao băng.
Lyrids: ngày 22 - 23 tháng 4
ETA Aquarids: ngày 6 - 7 tháng 5
Delta Aquarids: ngày 28 - 29 tháng 7
Perseids: ngày 12 - 13 tháng 8
Draconids: ngày 7 tháng 10
Orionids: ngày 21 - 22 tháng 10
Leonids: ngày 17 - 18 tháng 11
Song Tử: ngày 13 - 14 tháng 12
Ursids: ngày 21 - 22 tháng 12
Những người yêu thích hiện tượng thiên nhiên, đặc biệt ưa thích thiên văn học, tìm hiểu, khám phá vũ trụ nên tìm một khu vực tránh xa ô nhiễm ánh sáng của thành phố và ngả lưng ra sau thư giãn tinh thần để có thể ngắm được nhiều bầu trời đêm hơn một cách thoải mái nhất.
Theo khuyến nghị của NASA, bạn có thể chờ đợi khoảng 30 phút để mắt có thể thích nghi với bóng tối qua đó giúp phát hiện thiên thạch dễ dàng hơn, quen với bầu trời đêm hơn.
Chúng ta có thể quan sát hiện tượng mưa sao băng bằng mắt thường và nhận biết chòm sao Lyra bằng cách tìm 3 ngôi sao sáng nhất bầu trời phía đông. Ngoài ra, muốn nhìn rõ hơn bạn có thể quan sát bằng kính thiên văn, sẽ thật tuyệt vời khi thấy thật gần những ngôi sao vụt qua.
Với điều kiện lý tưởng có thể quan sát thấy khoảng 20 vệt sao băng mỗi giờ.
Nhưng cũng có nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc chiêm ngưỡng hiện tượng mưa sao băng như: Mặt trăng cản trở việc quan sát, các vùng có mức độ ô nhiễm cao làm ô nhiễm không khí, khói bụi của các thành phố lớn, khu dân cư, khu công nghiệp, công trường xây dựng... cũng khó quan sát được.
Như vậy, Dubaothoitiet đã giải đáp những thắc mắc về mưa sao băng là gì? ý nghĩa của mưa sao băng? Và những thời điểm mưa sao băng diễn ra năm 2023. Hy vọng, qua bài viết có thể giúp bạn nắm bắt được những thời điểm đẹp để cùng người thân, bạn bè chiêm ngưỡng những trận sao băng tuyệt đẹp.