Hiện tượng mặt trời thiên đỉnh là gì? Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam

Người đăng: Duy Nguyen

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm hệ mặt trời và được 8 hành tinh khác xoay quanh trong đó có trái đất. Mặt trời vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn mà nhân loại chưa thể tìm ra và giải thích được. Trong bài viết dưới đây Dubaothoitiet sẽ cùng các bạn khám phá Hiện tượng mặt trời thiên đỉnh là gì? Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh khi nào? Mặt trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam diễn ra khi nào và một số hiện tượng thú vị khác liên quan đến mặt trời nhé!

MỤC LỤC
 

Hiện tượng mặt trời thiên đỉnh là gì?

Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh là gì? là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm. Cụm từ này được sử dụng nhiều trong thiên văn học. 

Thiên đỉnh có thể được hiểu một cách đơn giản là điểm trên bầu trời và thẳng với đỉnh đầu người đứng quan sát. Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác:

  • Là điểm có độ cao là +90 độ

  • Là điểm cực đỉnh trong hệ tọa độ chân trời

  • Là điểm giao nhau giữa thiên cầu và đường thẳng nối từ tâm của Trái đất tới vị trí quan sát của người trên bề mặt của trái đất

Một số khái niệm khác liên quan đến hiện tượng mặt trời thiên đỉnh có thể kể đến như 

Điểm nằm đối diện với điểm thiên đỉnh trên thiên cầu được gọi là thiên để

Góc thiên đỉnh là góc nằm giữa phương thẳng đứng và vị trí của người đứng quan sát so với phương nằm ngang.

Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh khi nào?

Góc thiên đỉnh của mặt trời có thể thay đổi tùy vào từng thời gian và vị trí của mặt trời so với bề mặt trái đất của người đứng quan sát.

Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh khi góc thiên đỉnh này bằng 0 độ, lúc này mặt trời đang nằm trên đỉnh đầu người quan sát, tạo thành góc 90 độ trên bề mặt trái đất.

Mặt trời lên thiên đỉnh một lần trong năm ở đâu?

Thông thường tại khu vực nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam trong đó bao gồm cả xích đạo, những người quan sát sẽ có cơ hội chứng kiến hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong một năm. Nằm ngoài khu vực này sẽ không có cơ hội chứng kiến hiện tượng thú vị này.

xích đạo, mặt trời lên thiên đỉnh vào ngày xuân phân 20 tháng 3 và ngày thu phân 23 tháng 9.

Mặt trời lên thiên đỉnh một lần trong năm ở chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Ở chí tuyến bắc là ngày hạ chí 22 tháng 6 và ở chí tuyến Nam là ngày đông chí 22 tháng 12.

Mặt trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam diễn ra khi nào?

Do nằm trong khu vực cận xích đạo nội chí tuyến Bắc bán cầu, Việt Nam là một trong các nước có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm.

Chúng ta có thể quan sát hiện tượng này ở bất kỳ tỉnh thành nào trên lãnh thổ.

Mặt trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam diễn ra trong thời gian từ ngày 23 hoặc 24 tháng 4 đến ngày 20-21 tháng 8.

Một số hiện tượng thú vị của mặt trời

Không chỉ hiện tượng mặt trời thiên đỉnh, có rất nhiều hiện tượng thú vị khác liên quan đến mặt trời.

Nhật thực

Nhật thực là hiện tượng khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng trên cùng một mặt phẳng. Lúc này mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất, che đi một phần ánh sáng từ mặt trời đến trái đất.

Bắc cực quang

Hiện tượng bắc cực quang xảy ra khi có sự va chạm giữa các hạt năng lượng Mặt trời với tầng khí quyển của trái đất. Hiện tượng này có thể được quan sát chủ yếu tại các vùng có vĩ độ cao.

Trên đây là những kiến thức về Hiện tượng mặt trời thiên đỉnh là gì? Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh khi nào? Hy vọng những kiến thức này bổ ích đối với bạn! Cùng Dubaothoitiet tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích khác qua những bài viết sau nhé!

Bài viết cùng chủ đề