Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á

Người đăng: Nguyễn Kim

Nam Á thuộc khu vực miền nam của châu Á và là nguồn gốc của một số nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới. Khu vực này là cái nôi của Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Sikh và đạo Jain. Vậy Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Đặc điểm dân cư của khu vực Nam Á như thế nào? Để giải đáp được chính xác những câu hỏi này, hãy cùng Dubaothoitiet.info tham khảo nội dung bài viết dưới đây. 

MỤC LỤC
 

Đôi nét về khu vực Nam Á 

Các nước Nam Á bao gồm các quốc gia hạ Himalaya và các nước ở tiểu lục địa Ấn Độ. Nam Á có dãy Himalaya tiếp giáp ở phía bắc, Ấn Độ Dương ở phía Nam, thung lũng sông Ganges và Indus ở phía đông và phía tây. 

Nam Á có diện tích khoảng 4,5 triệu km² và bao gồm 7 quốc gia: Pa-kit-tan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Băng-la-đét, Xri Lan-ca, Ma-li-vơ. Trong đó Ấn Độ là quốc gia có diện tích lớn nhất.

Nam Á là cái nôi của hai tôn giáo lớn thế giới là Ấn Độ giáo và Phật giáo, nhưng cũng có một quần thể Hồi giáo khổng lồ và một lượng lớn các tín đồ của các tôn giáo khác nữa. Ba tôn giáo hàng đầu của các nước Nam Á là đạo Hindu, đạo Hồi, và Phật giáo.

Nam Á có bao nhiêu quốc gia?

A. 7.

B. 8.

C. 9.

D. 10.

Đáp án A. Nam Á có 7 quốc gia.

Giải thích: Hiện nay Nam Á có tổng cộng 7 quốc gia: Pa-kit-tan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Băng-la-đét, Xri Lan-ca, Ma-li-vơ.

Những câu hỏi trắc nghiệm khác về Nam Á:

Đặc điểm dân cư Nam Á

Dân cư Nam Á là khoảng 1,749 tỉ người vào năm 2013, chiếm khoảng một phần tư dân số thế giới. Đây là khu vực đông dân nhất cũng như có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên dân cư Nam Á lại phân bố không đồng đều:

  • Tập trung đông đúc ở khu vực ven biển và các con sông lớn, ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn-Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.

  • Mật độ dân số thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kii-xtan và sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.

Phần lớn dân số Nam Á theo đạo Hồi và Ấn Độ giáo. Năm 2010, Nam Á đứng đầu thế giới về số lượng tín đồ Ấn Độ giáo, Jaina giáo và Sikh giáo. Khu vực cũng là nơi có số lượng tín đồ Hồi giáo đông đảo nhất tại châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra còn có hơn 35 triệu tín đồ Cơ Đốc giáo và 25 triệu tín đồ Phật giáo tại Nam Á.

Người Nam Á có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nhưng có một điểm đặc biệt đó là chữ viết tại đây được phân chia theo tôn giáo. Cụ thể là:

  • Người theo đạo hồi sống tại Pakistan và Afghanistan thì sử dụng chữ Ả Rập – Ba Tư.

  • Người không theo Hồi giáo tại các nước Nam Á và một số người theo hồi giáo sống tại Ấn Độ sử dụng chữ viết truyền thống như các kiểu chữ được bắt nguồn từ Brahmi (đối với ngôn ngữ Ấn – Âu) và phi Brahmi (đối với các ngôn ngữ Dravida và một số ngôn ngữ khác).

Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Nam Á

Về xã hội

Tổng diện tích của Nam Á và phạm vi địa lý của khu vực vẫn chưa rõ ràng vì định hướng chính sách đối ngoại của các quốc gia trong khu vực khá bất đồng. Trước đây Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh trong gần 200 năm cung cấp nguyên liệu cho đế quốc, năm 1947 giành được độc lập. Tình hình chính trị, xã hội khu vực này không ổn định và thường xuyên xảy ra nhiều xung đột giữa các tôn giáo và dân tộc.

Về kinh tế

Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển tại Nam Á chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Trong đó, Ấn Độ là nước có nền kinh tế lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các nước Nam Á. Ấn Độ cũng là nền kinh tế lớn đứng thứ 7 về GDP. Tiếp đến là Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Nam Á đã thực hiện cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng” trong nông nghiệp góp phần giải quyết được tình trạng thiếu lương thực thực phẩm.

Nền công nghiệp Nam Á hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới với 2 trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là Côn-ca-ta và Mum-bai. Nơi đây phát triển mạnh các ngành như: công nghệ phần mềm, điện tử, máy tính, công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,..

Trên đây là những kiến thức giải thích Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Qua đó chúng tôi đã giúp các bạn khám phá thêm về đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội khu vực Nam á. Chúc các bạn học tập tốt!

Bài viết cùng chủ đề