Vì sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?

Người đăng: Duy Nguyen

Đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của nước ta và là dạng địa hình phổ biến nhất. Vậy vì sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? Cấu trúc địa hình nước ta, địa hình đồi núi có ảnh hưởng như nào đến khí hậu, sinh vật? Cùng Dubaothoitiet tham khảo nội dung chi tiết dưới đây để tìm lời giải đáp chính xác nhất nhé!

Câu hỏi trắc nghiệm

Vì sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?

A. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ của nước ta và là dạng địa hình phổ biến nhất.

B. Đồi núi chứa nhiều tài nguyên, ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội.

C. Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Giải thích: Đối núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì đây là dạng địa hình chiếm tổng 3/4 diện tích lãnh thổ, tạo thành hình cánh cung hướng ra biển lớn và chứa nhiều tài nguyên phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội.

Trả lời chi tiết: Vì sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?

Cấu trúc địa hình địa hình Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực Đông Nam của bán đảo Đông Dương. Đất nước trải dài theo hình chữ S với chiều dài khoảng 1650km và nơi hẹp nhất có bề rộng là 50km. Đường bờ biển nước ta dài 3260 km, không kể các đảo lớn nhỏ. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố sở hữu 12 hải lý lãnh hải, 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý các vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Đặc điểm địa hình ở nước ta là:

+  Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ

+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% trên toàn diện tích lãnh thổ, còn địa hình trắc trở và đồi núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

+ Dãy núi cao nhất nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi – pang cao 3143m.

Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng vì địa hình được trẻ hóa và có tính phân bậc rõ rệt. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với 2 hướng chính:

+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.

+ Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

Đất nước Việt Nam trải dài theo hình chữ S với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng. Trong đó, đồi núi được xem là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. Nguyên nhân cụ thể xuất phát từ các lý do như sau:

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ của nước ta và là dạng địa hình phổ biến nhất. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.

+ Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ hình thành các cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho du lịch. Còn ở đồng bằng châu thổ cũng có các đồi núi sót nhô cao trên mặt đồng bằng (núi Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, sầm Sơn, Bà Đen, Bảy Núi,...). 

+ Địa hình đồi núi tạo thành hình cung lớn hướng ra khu vực biển Đông cũng tạo nên sự phân hóa rõ rệt về khí hậu. Từ đó đặc điểm khí hậu Việt Nam trở nên đa dạng, tạo thế mạnh phát triển cho từng khu vực.

+ Đồi núi chứa nhiều tài nguyên như khoáng sản, lâm sản, thủy năng, đất trồng, thủy năng,… ảnh hưởng nhiều đến kinh tế - xã hội. Vùng đồi núi có những thế mạnh riêng về kinh tế, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện, trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển du lịch sinh thái,...

Địa hình đồi núi ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ nhưỡng của nước ta?

Đối với khí hậu

– Các dãy núi cao tạo nên vành đai ranh giới khí hậu giữa các vùng. Chẳng hạn như dãy Bạch Mã chính là khu vực ranh giới khí hậu giữa Bắc và Nam, ngăn chặn gió mùa Đông Bắc thổi từ Đà Nẵng vào. Dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới khí hậu giữa Tây Bắc và Đông Bắc hay dãy Trường Sơn tạo nên kiểu khí hậu khô nóng vùng Bắc Trung Bộ.

– Địa hình đồi núi đã góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu làm cho khí hậu nước ta đa dạng và phân hóa theo đai cao. Tại các vùng núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.

>>> Xem thêm: Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm gì?

Đối với sinh vật và thổ nhưỡng

– Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng cận nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Ở độ cao trên 2400m là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao.

– Thảm thực vật và thổ nhưỡng cũng có sự thay đổi nhất định từ Bắc vào Nam, Đông sang Tây và giữa đồng bằng với khu vực miền núi.

Tuy nhiên đồi núi cũng có nhiều khó khăn về đầu tư phát triển kinh tế, về giao thông vận tải,... Do vậy miền đồi núi nước ta vẫn còn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống vất vả hơn so với các vùng khác.

Bài viết trên đây đã lý giải vì sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? Cùng với những kiến thức bổ sung về cấu trúc địa hình Việt Nam, địa hình đồi núi có ảnh hưởng như nào đến khí hậu, sinh vật,...Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các bạn nắm chắc kiến thức về địa hình nước ta và học tập tốt.

Bài viết cùng chủ đề