Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung Du và miền núi Bắc Bộ?

Người đăng: Tham

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ rộng lớn của nước ta, là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc ít người cùng sinh sống. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi nhiều thế mạnh về mặt địa lý cũng như điều kiện tự nhiên. Chính vì thế, câu hỏi được nhiều người đặt ra là: “Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung Du và miền núi Bắc Bộ?” cùng Dubaothoitiet tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Câu hỏi trắc nghiệm

Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung Du và miền núi Bắc Bộ?

A.      Khai thác, chế biến khoáng sản

B.      Trồng cây công nghiệp lâu năm

C.      Phát triển chăn nuôi gia súc

D.      Phát triển ngành kinh tế biển, du lịch

Đáp án: B. Trồng cây công nghiệp lâu năm

Giải thích: Trồng cây công nghiệp lâu năm không phải là thế mạnh của Trung Du và miền núi Bắc Bộ. Bởi nơi đây có khí hậu phân hóa đai cao, đồng thời lại có mùa đông lạnh nên có ưu thế trong sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới phổ biến như: chè, hồi, sở…hơn là cây nhiệt đới công nghiệp lâu năm.

Trả lời chi tiết: Thế mạnh nào sau đây không phải là của Trung Du và miền núi Bắc Bộ?

Khu vực Trung Du và miền núi Bắc Bộ có những thế mạnh nhất định về tài nguyên thiên nhiên giúp thúc đẩy và phát triển kinh tế. Những thế mạnh được biết được như:

Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện

  • Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta: Các khoáng sản chính như than, sắt, thiếc, chì - kẽm, đồng, apatit, đá vôi, pyrit và sét làm xi măng, gạch ngói, các loại gạch chịu lửa…

  • Than Quảng Ninh được biết đến là vùng than lớn nhất và chất lượng nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức hơn 30 triệu tấn/năm.

  • Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như: Đất hiếm ( Lai Châu), Đồng - Niken ( Sơn La).

  • Ở vùng Đông Bắc có nhiều kim loại đáng kể: Mỏ sắt ở Yên Bái; Thiếc và bôxit ở Cao Bằng; Kẽm - Chì ở Chợ Điền (Bắc Kạn); Đồng - Vàng (Lào Cai).

  • Khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lao Cai).

  • Trữ năng thủy điện ở các sông suối khá lớn:

  • Hệ thống sông Hồng ( 11 triệu kw) chiếm tới ⅓ trữ năng thủy điện của cả nước ta. Riêng Sông Đà gần 6 triệu kw.

  • Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông chảy (110MW). Nhà máy thủy điện trên sông Đà (1900MW). Hiện nay đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La 2400MW( trên sông Đà), thủy điện tại Tuyên Quang 300MW (trên sông Gâm).

  • Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các con sông.

Trồng và chế biến các loại cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

  • Ngoài diện tích là đất feralit trên các đá phiến, đá vôi thì đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh,..

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, nhờ vậy Trung Du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới: Vùng chè lớn nhất cả nước nổi tiếng ở Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên,..

  • Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn và các vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn có khí hậu thuận lợi để trồng các loại thuốc quý: tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi… các loại cây ăn quả (mận, lê và đào). Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

  • Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao góp phần hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

Chăn nuôi gia súc

  • Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao từ 600-700m, phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê. Nổi bật như cao nguyên Mộc Châu nuôi tập trung bò sữa.

  • Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi nhất là trâu. Đàn trâu 1,7 triệu con( chiếm ½ đàn trâu cả nước), đàn bò 900 nghìn con ( chiếm 16% đàn bò cả nước).

  • Nhờ có hoa màu lương thực tập trung cho chăn nuôi, nên đàn lợn trong vùng tăng nhanh hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước trong năm 2005.

Kinh tế biển

Vùng biển Quảng Ninh được đánh giá giàu tiềm năng, phát triển năng động:

  • Phát triển đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản.

  • Phát triển du lịch biển - đảo (quần thể du lịch Hạ Long).

  • Đang xây dựng và nâng cấp cảng Cái Lân, tạo đà cho hình thành khu công nghiệp Cái Lân…

Vậy, trên đây dubaothoitiet đã cung cấp các thông tin cho bạn đọc về thế mạnh của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ cũng như đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “thế mạnh nào sau đây không phải của Trung Du và miền núi Bắc Bộ?”. Mong rằng, câu trả lời của chúng tôi hữu ích với bạn!

Bài viết cùng chủ đề