Tây Nam Á không tiếp giáp với biển nào? Khu vực đường biên giới Tây Nam Á

Người đăng: Duy Nguyen

Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng và là nơi giáp nhiều vịnh, biển, khu vực và châu lục. Vậy Tây Nam Á không tiếp giáp với biển nào? Khu vực đường biên giới của Tây Nam Á tiếp giáp với khu vực nào? Để trả lời được các câu hỏi này, hãy cùng Dubaothoitiet.info tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC
 

Đặc điểm tự nhiên của Tây Nam Á

Tây Nam Á có diện tích rộng trên 7 triệu km2, nằm ở phía Tây Nam của châu Á và tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu. Đây là khu vực có nhiều núi và cao nguyên, có khí hậu khô hạn và có nguồn tài nguyên dầu mỏ rất phong phú. Tây Nam Á gồm các quốc gia: Ả -rập Xê-út, Y-ê-men, Ô-man, I-ran, I-rắc, Xi-ri, Cô-oét, Ca-ta, Ba-ranh, Giooc-đa-ni, Pa-let-tin, I-xra-en, Li-băng, Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ac-mê-ni-a, Gru-đi-a, A-dec-bai-gian, Áp-ga-ni-xtan. Trong đó quốc gia có diện tích lớn nhất là Ả-rập Xê-út.

Khu vực Tây Nam Á có 3 miền địa hình chính:

  • Phía đông bắc: hệ thống các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ và sơn nguyên I-ran.
  • Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa 2 con sông Ti-grơ và Ơ-phrát.
  • Phía tây nam: sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap.

Vị trí Tây Nam Á tiếp giáp với: biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển A-rap, biển Ca-xpi. Nơi đây có ý nghĩa chiến lược quan trọng là án ngữ đường biển từ biển Đen ra Địa Trung Hải và án ngữ đường biển ngắn nhất từ châu Âu sang châu Á qua kênh Xuy-ê và biến Đỏ.

Tây Nam Á không tiếp giáp với biển nào?

A. Địa Trung Hải.

 B. A-rap.

 C. Ca-xpi.

 D. Gia-va.

Đáp án D. Tây Nam Á không tiếp giáp với biển Gia-va

Giải thích: Tây Nam Á tiếp giáp với nhiều biển kín: phía Bắc giáp biển Ca-xpi và biển Đen, phía Tây giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ, phía Đông giáp Nam Á, phía Nam giáp vịnh Péc-xích và biển A-rap. Vậy nên Tây Nam Á không tiếp giáp với biển Gia-va - biển thuộc khu vực Đông Nam Á.

Những câu hỏi trắc nghiệm khác về Tây Nam Á:

Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp các biển nào?

Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến khoảng từ 12oB – 42oB; kinh tuyến: 26oĐ – 73oĐ. Khu vực này tiếp giáp với biển Đen, biển Ca-xpi, biển Địa Trung Hải và biển Đỏ. 

Biển Đen hay còn gọi là Hắc Hải, đây là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối liền với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara. 

Biển Ca-xpi là khu vực được bao bọc bởi Liên bang Nga dọc theo khu vực phía nam. Gần biển Ca-xpi có gần 20 thành phố với các thảo nguyên Trung Á ở phía bắc và đông. Ở bờ biển phía đông Turkmenistan là một vịnh lớn, vịnh Garabogazköl. 

Biển Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được bao quanh bởi các lục địa: châu Âu ở phía Bắc, phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á. Vị trí biển Địa Trung Hải nằm ở Trung Đông giữa Ai Cập và Ả Rập Saudi. 

Biển Đỏ là khu vực rộng lớn khoảng 174. 000 km² - 450.000 km² được bao quanh hoàn toàn là sa mạc. Biển Đỏ có chiều dài khoảng 1.200 dặm (1930 km). Chiều rộng tối đa là 190 dặm (305,71 km), độ sâu lớn nhất của nó 3,040 mét. 

Khu vực Tây Nam Á với nhiều biển tạo thuận lợi cho việc chuyển hàng hóa đến các khu vực khác bằng đường biển nhất là dầu mỏ và khí đốt. 

Khu vực đường biên giới của Tây Nam Á

Ngoài tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi, Tây Nam Á còn tiếp giáp với khu vực Nam Á, Trung Á. Về phía bắc, khu vực Tây Nam Á tách biệt với châu Âu qua dãy núi Kavkaz. Về phía nam, khu vực tách biệt với châu Phi qua eo Suez, còn ở phía đông thì có đường biên giới liền kề với Trung Á và Nam Á. Giới hạn tự nhiên của Tây Nam Á khỏi phần còn lại của châu Á là các hoang mạc Dasht-e Kavir và Dasht-e Lut tại miền đông Iran. 

Như vậy có thể thấy Tây Nam Á tiếp giáp với nhiều biển và là nơi qua lại giữa nhiều quốc gia nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội, trao đổi hàng hóa cũng như giao lưu văn hóa. 

Bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp đến bạn Tây Nam Á không tiếp giáp với biển nào? Cùng với những kiến thức về đặc điểm tự nhiên, khu vực đường biên giới của Tây Nam Á. Chúc các bạn ngày càng có thêm nhiều kiến thức bổ ích và học tập tốt nhé! 

Bài viết cùng chủ đề