Giáng thủy là gì? Giáng thủy được hình thành do đâu và có đặc điểm gì?

Người đăng: Nguyễn Kim

Bên cạnh các hiện tượng thời tiết là mưa và tuyết rơi chúng ta vẫn thường nghe đến giáng thủy. Vậy giáng thủy là gì? Giáng thủy được hình thành do đâu và có đặc điểm như thế nào? Để khám phá thêm về hiện tượng thời tiết này, hãy cùng Dubaothoitiet.info theo dõi bài viết sau đây nhé!

MỤC LỤC
 

Giáng thủy là gì? 

Giáng thủy (precipitation) là tên gọi chung của các hiện tượng nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng lỏng là mưa và dạng rắn bao gồm tuyết, mưa tuyết, mưa đá,... Điều này nhằm phân biệt với các hiện tượng nước tách ra từ không khí (sương, sương móc, sương băng). 

Giáng thủy là chính là cách để nước khí quyển quay trở lại Trái Đất. Đa phần lượng lớn giáng thuỷ là mưa.

Sự hình thành giảng thuỷ

Giáng thuỷ hình thành trong trường hợp các phân tử mây (giọt nước hay hạt băng) lớn lên bằng cách nào đó. Khi các phần tử mây trở nên nặng đến mức phản lực của không khí và chuyển động thăng không giữ nổi chúng ở trạng thái kỵ lửng thì sẽ rơi xuống dưới dạng giáng thuỷ. 

Sự hình thành giáng thuỷ không liên quan trực tiếp với độ dày và độ nước của mây. Nhưng nếu mây càng dày thì khả năng đạt tới mực băng kết và hình thành giáng thủy càng lớn. Độ nước của mây càng lớn, thì giáng thuỷ có cường độ càng mạnh. Trường hợp, mây có thể phát triển rất mạnh, độ nước cũng có thể rất lớn, nhưng nếu mực băng kết nằm quá cao, thì giáng thủy vẫn có thể không hình thành được. 

Các dạng giáng thủy thường gặp

Những dạng giáng thủy thường thấy là giáng thủy dầm, giáng thủy rào và giáng thủy phùn. 

Giáng thủy dầm

Theo sự dịch chuyển lại gần của frông nóng thì áp suất bắt đầu hạ xuống, mây dày đặc và những đợt giáng thủy dầm bắt đầu rơi xuống. Về mùa hè, sự rơi xuống của giáng thủy từ mây trung tầng xuyên qua phần nóng của khí quyển nên sẽ bị bay hơi và không phải lúc nào cũng xuống tới mặt đất. Về mùa đông, giáng thủy từ mây trung tầng ở dạng tuyết gần như thường xuyên xuống tới mặt đất. Đồng thời nó kích thích sự rơi xuống của giáng thủy từ các dạng mây tầng - mây tầng tích nằm dưới. Trong trường hợp này bề rộng khu vực giáng thủy dầm có thể đạt tới 400 km hoặc hơn thế. Trên độ cao vài trăm mét (100–150 m) so với mặt đất là ranh giới dưới của mây vũ tầng và thường hình thành giáng thủy dầm trong dạng mưa hay tuyết; dưới mây vũ tầng cũng phát triển dạng mây tả tơi.

Giáng thủy phùn

Giáng thủy phùn là loại giáng thủy kéo dài với cường độ trung bình. Giáng thủy dạng nước mưa phùn, bao gồm những giọt nước rất nhỏ rơi chậm đến mức dường như bay lơ lửng trong không khí. Mùa đông, dưới nhiệt độ thấp, máy loại này có thể chứa các hạt băng. Thông thường trong một ngày, giáng thủy phùn không cho lượng nước đáng kể. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như ở vùng núi, mưa phùn có thể có cường độ mạnh và độ nước lớn. 

Giáng thủy này thường rơi tương đối đều và kéo dài vài giờ hoặc vài chục giờ trên một phạm vi rộng lớn khoảng vài trăm km2. Giáng thủy phùn thường thấy ở phần lớn ở khắp các trạm, trong đó tổng lượng giáng thủy ở từng trạm không khác biệt nhiều. Phần lớn lượng giáng thủy ở miền ôn đới là giáng thủy phùn. 

Giáng thủy rào 

Mây vũ tích liên quan với quá trình đối lưu là nguyên nhân hình thành giáng thủy rào. Ngay sau khi bắt đầu, chúng có thể có cường độ rất lớn nhưng không kéo dài và cũng có thể ngừng đột ngột. 

Lý do giáng thủy rào không kéo dài là do chúng rơi từ những đám mây riêng biệt hoặc từ những dải mây hẹp của front lạnh. Khi khối khí lạnh chuyển động trên mặt đất nóng, từng đợt giáng thủy rào xuất hiện và đôi khi kéo dài trên mỗi vùng trong vòng vài phút. Vào mùa hè, giáng thủy rào đôi khi kéo dài mấy giờ liền do đối lưu địa phương khi mây vũ tích phát triển rất rộng hoặc trường hợp khi có front lạnh đi qua. Mưa rào là một dạng giáng thủy chủ yếu ở miền nhiệt đới và xích đạo

Mùa hè, khi thời tiết tương đối nóng, đôi khi có mưa đá dưới dạng những mảnh băng tương đối lớn bằng hạt đậu hay có đường kính từ 5 – 8 cm, đôi khi lớn hơn. Có trường hợp, trọng lượng của mảnh băng lớn hơn 300 g. Thường mưa đá có cấu trúc không đồng nhất: chúng cấu tạo bởi những lớp băng dục và trong suốt xen kẽ. Mưa đá rơi từ mây vũ tích khi có dông và thông thường có kèm theo mưa rào. 

Đặc trưng của giáng thủy

Đặc tính giáng thủy cũng khác biệt tùy thuộc vào loại mây và lượng mưa là đại lượng thể hiện mức độ giáng thủy nhiều hay ít. Nó được đo bằng độ sâu của nước mưa thu được trên một bề mặt phẳng. Lượng mưa thường được đo bằng đơn vị milimet. Dụng cụ để đo lượng mưa là máy đo lượng mưa.

Việc đo lượng giáng thuỷ tại các trạm khí tượng được tiến hành nhờ dụng cụ đơn giản thùng đo mưa (vũ lượng kế). Vũ lượng kế hứng giáng thủy rơi vào thùng với diện tích mặt thoáng nhất định. Lượng giáng thuỷ tụ lại trong bình được đo bằng cốc đặc biệt có chia độ để đo chiều dày của lớp giáng thuỷ bằng mm. 

Thường những giọt nước lớn cũng như hạt băng có kích thước lớn xuất hiện những điện tích rất mạnh, điều đó có thể suy ra từ diện tích của giáng thuỷ. Hạt mưa rào mang điện tích trung bình khoảng 3 – 4.10 — 3 đơn vị điện tích cơ bản. Những phần tử rắn của mây và giáng thuỷ cùng tích diện như các giọt nước và rất có thể còn có diện tích lớn hơn. Mưa rơi xuống mặt đất thường có diện tích dương hơn là diện tích âm, nhưng đối với tuyết thì điều này khó xác định hơn. 

Giáng thủy xuất hiện ở đâu?

Lượng giáng thủy phân bố không đều trên thế giới, trong một nước hoặc thậm chí trong một thành phố. Nhìn chung những khu vực ít giáng thủy là trong khoảng kinh tuyến 30 - 40 độ ở cả hai bán cầu. Những khu vực khuất gió, ảnh hưởng của dòng biển lạnh; khu vực mưa nhiều tập trung ở vùng xích đạo, vùng vĩ độ thấp, nơi có địa hình đón gió, nơi gần biển có dòng hải lưu ấm cũng ít có giáng thủy. Lượng giáng thủy tăng từ các vĩ độ cận nhiệt đới (600mm ở 30 - 40 độ vĩ) về xích đạo (1800 - 2000 mm ở 0 - 10 độ vĩ). Bắt đầu giảm về phía bắc ở (50 - 60 độ vĩ) đến các vùng cực (thấp nhất). Ở Nam bán cầu, lượng mưa lớn nhất được ghi nhận là ở khu vực quanh 50 - 60 vĩ độ Nam.

Ví dụ, tại Atlanta, Georgia, Mỹ, một trận mưa giông mùa hè có thể gây ra một lớp nước mưa dày 2,5 cm hoặc nhiều hơn. Trong khi đó ở một vùng khác cách đó vài km thì vẫn khô ráo. Nhưng tổng lượng mưa trên một tháng tại Georgia thường nhiều hơn tổng lượng mưa năm tại Las Vegas, Nevada. Kỷ lục thế giới về lượng mưa trung bình năm là ở Đỉnh Waialeale, Hawaii với lượng mưa trung bình 1.140 cm. Đặc biệt, tại Arica là 1.630 cm trong mười hai tháng (nghĩa là gần 5 cm mỗi ngày). Trong khó đó có những vừng tương phản với lượng nước mưa dồi dào tại Arica là Chile, ở đây đã từng không có mưa trong suốt 14 năm.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp các thông tin để các bạn biết giáng thủy là gì? Cùng với đó là kết hợp với những kiến thức về nguồn gốc hình thành và đặc điểm của giáng thủy. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích và học tập tốt hơn nhé!

Bài viết cùng chủ đề