Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông nhắc rất nhiều về cơn bão mặt trời sắp tới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. nhiều nguồn tin cảnh báo internet sẽ biến mất khi bão mặt trời xảy ra, tuy nhiên vẫn còn nhiều nghi vấn về thông tin này. Vậy bão mặt trời là gì? Tác hại mà bão mặt trời gây ra ảnh hưởng như thế nào đến Trái Đất? Bão mặt trời có làm mất internet, mất điện không? Đã có những cơn bão mặt trời nào xảy ra?
Hãy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu về những điều trên nhé!
Mặt trời là nguồn năng lượng chính của các hành tinh trong hệ mặt trời. Mặt trời là nguồn cung cấp nhiệt và ánh sáng duy nhất giúp duy trì sự sống trên Trái Đất. Vì vậy mỗi tác động của mặt trời đến Trái đất đều làm con người cẩn trọng.
Đặc biệt, ngoài không gian là một khu vực có nhiều biến động, nơi các sự kiện vũ trụ liên tục xảy ra không ngừng. Và hệ mặt trời của chúng ta là một phần của vực thẳm thiên thể rộng lớn này và nó không phải là ngoại lệ.
Bão mặt trời (tiếng anh là Solar Storm) hay còn gọi là gió mặt trời, được định nghĩa là một vụ nổ năng lượng từ tính trong bầu khí quyển của mặt trời, gây ra sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng.
Nguyên nhân là do các khí siêu nóng plasma bao quanh lõi hình thành nên mặt trời bị xáo trộn trên bề mặt, gây ra sự bùng phát năng lượng cực lớn qua lớp ngoài cùng của mặt trời (nhật quyển), ảnh hưởng đến hệ thống năng lượng mặt trời.
Từ bề mặt trái đất, chúng ta có thể quan sát được bão mặt trời qua kính viễn vọng, tia X không gian và các thiết bị chụp ảnh nhiệt.
Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân chính dẫn đến các cơn bão mặt trời là do sự bùng phát phát năng lượng cực lớn qua lớp ngoài cùng của mặt trời (nhật quyển), ảnh hưởng đến hệ thống năng lượng mặt trời.
Khi năng lượng từ tính tích tụ trong bầu khí quyển của Mặt trời, chủ yếu ở các khu vực xung quanh vùng tối của Mặt trời, đột nhiên được giải phóng sẽ tạo ra bão Mặt trời, khiến bề mặt Mặt trời lóe sáng trong một khoảng thời gian.
Bão mặt trời có rất nhiều loại tùy thuộc vào sự xuất hiện của chúng và năng lượng giải phóng. Sức mạnh của bão Mặt trời tăng dần theo quy mô các mức A, B, C, M, X, mức sau mạnh hơn mức trước 10 lần. Có thể kể tên các loại bão mặt trời như:
- Lửa mặt trời: là một vụ nổ lớn trong bầu khí quyển của mặt trời
- Vụ nổ vành nhật hoa (CME): là một vụ nổ lớn của gió mặt trời, đôi khi kết hợp với lửa mặt trời. Khối lượng plasma và các hạt phóng ra của CME sau khi bay ra khỏi Mặt trời được gọi là Mây mặt trời
- Bão từ: là sự tương tác của vụ nổ Mặt trời với từ trường của Trái Đất
- Sự kiện Proton mặt trời (SPE), còn gọi là bão proton hay hạt năng lượng (SEP)
Là nguồn cung cấp ánh sáng và năng lượng chính của trái đất, bão mặt trời xảy ra cũng gây không ít tác hại đối với hành tinh sống này.
- Một cơn bão Mặt trời có thể giải phóng lượng năng lượng tương đương với hàng triệu quả bom hydrogen 100-megaton (100 triệu tấn) phát nổ cùng lúc. Mức năng lượng đó cũng lớn hơn 10 triệu lần so với năng lượng do một ngọn núi lửa phun trào giải phóng ra.
Tuy chỉ kéo dài trong vài phút nhưng sức nóng của các cơn bão mặt trời có thể lên đến hàng triệu độ và tạo ra một vụ nổ bức xạ trong phổ điện từ, từ sóng vô tuyến cho đến tia X và tia gamma. Bão Mặt trời cũng có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang ở Trái đất và trên các hành tinh khác.
- Các cơn gió Mặt trời sẽ phát ra tia X và tia cực tím (UV) theo mọi hướng. Các loại tia này có thể gây ra các cơn bão bức xạ kéo dài ở tầng cao nhất của khí quyển trái đất và gây ra sự cố mất tín hiệu vô tuyến, phá vỡ hệ thống định vị, la bàn, mạng lưới điện trên toàn thế giới.
- Ngoài ra, các luồng hạt có năng lượng cao trong từ trường của Trái đất do gió Mặt trời tạo ra còn có thể gây ra các mối nguy bức xạ cho các tàu vũ trụ và phi hành gia
- Bão mặt trời xảy ra gây nên hiệu ứng cực quang ở Nam Cực, Bắc Cực.
- Không khí nóng lên, cơn mưa hạt năng lượng, tia X, tia Gamma,.. là những yếu tố độc hại tác động tới sức khỏe con người và hệ động thực vật trên trái đất
Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Với tốc độ phủ sóng và phát triển mạnh mẽ như hiện nay của internet, sẽ ra sao nếu hệ thống mạng toàn cầu bị cắt đứt trong 1 thập kỷ?
Tùy vào mức độ và loại bão mặt trời mà các tác động của chúng đến hệ thống mạng lưới internet và điện toàn cầu sẽ khác nhau.
Trên thực tế, các thiết bị điện tử sử dụng sóng, mạng đều hoạt động tốt bởi chúng nằm dưới sự bảo vệ của bầu khí quyển Trái Đất. Khi hiện tượng bão mặt trời diễn ra, bầu khí quyển sẽ bảo vệ Trái Đất khỏi những cơn mưa bức xạ, đẩy chúng ra ngoài vũ trụ. Tuy nhiên với cường độ bão mạnh, kéo dài thì chúng vẫn hoàn toàn gây tác hại tới đường truyền Internet toàn cầu.
Mặc dù có thể không thể tránh hoàn toàn những sự kiện mặt trời này, nhưng không phải nơi nào cũng sẽ bị ảnh hưởng theo cùng một mức độ. Ngoài ra, với các hệ thống hiện đại sử dụng sợi quang thay vì dây dựa trên dòng điện thông thường, nhiều hệ thống Internet cục bộ sẽ không bị ảnh hưởng và sẽ được kết nối lại theo các cách thay thế nếu cần.
Năm 2021 được dự báo sẽ xảy ra cơn bão mặt trời. Theo dự đoán của các chuyên gia, hiện tượng bão mặt trời 2021 sẽ xảy ra vào ngày 12/7/2021. Từ hiện tượng phun vành nhật hoa quanh xích đạo Mặt Trời, chúng sẽ phóng xuống Trái Đất với vận tốc 1,6 triệu km/h và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bầu khí quyển, cáp mạng, mất điện….
Hiện nay, các nhà khoa học ghi nhận đã có nhiều trận bão mặt trời xảy ra, nhưng quy mô khá nhỏ và gây ít ảnh hưởng tới Trái Đất và con người:
- Ngày 28/10/2003: Mặt Trời giải phóng một trận bão khủng khiếp đạt đến cấp X45, khiến những thiết bị cảm biến (sensor) của các tàu quan sát bị rối loạn.
- Ngày 14/7/2000, chính vào ngày quốc khánh Pháp, một trận bão Mặt Trời cấp X5 khiến sóng vô tuyến bị gián đoạn tạm thời và một số vệ tinh bị đoản mạch.
- Năm 1859, sự kiện Carrington (Carrington Event) là trận bão Mặt Trời được ghi chép lần đầu tiên trên thế giới và đây cũng là trận bão Mặt Trời được ghi nhận lớn nhất trong suốt 500 năm khi gây ra một vài gián đoạn trong liên lạc điện báo toàn cầu và những màn cực quang rực rỡ kéo dài tới tận những miền xa phía Nam như vùng Caribe.
- Tháng 3 năm 1989, bão Mặt trời đã khiến hệ thống điện ở Canada bị lỗi khiến 6 triệu người phải sống trong bóng tối suốt 9 tiếng.
Trận bão Mặt trời này cũng khiến hệ thống điện thoại đường dài xuyên qua vài bang của nước Mỹ cũng đã bị tàn phá nặng nề. Đây được coi là 1 trong những cơn bão mặt trời mạnh và có sức tàn phá lớn trong lịch sử
Bão Mặt trời cũng có thể dẫn tới sự gián đoạn của tín hiệu GPS và các thiết bị phát thanh vô tuyến.
Chuyên gia về khoa học vũ trụ Mỹ hằng đầu dự báo rằng sẽ có một “cú đánh trực diện” vào trái đất ngày 19/07. Cụ thể, Tiến sĩ Tamitha Shov đang làm việc tại Tổ chức phi lợi nhuận hang không vũ trụ Aerospace Corporation chi sẻ lên twitter rằng ngày 19/07 một cơn bão Mặt trời cực mạnh sẽ “đổ bộ” lên Trái đất và rất khó xác định phương hướng từ cơn bão.
"Đánh trực tiếp! Cơn bão lớn giống như con rắn quay vòng, phóng ra khỏi Mặt trời tấn công trực diện Trái đất. Từ trường của cơn bão Mặt trời hướng về Trái đất sẽ rất khó dự đoán. Chúng có thể mang xung lực cấp G2 hoặc G3 nếu từ trường của cơn bão này hướng về phía nam", bà Skov viết trên Twitter.
Cũng theo bà Skov, NASA (cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ) dự báo cơn bão Mặt trời này sẽ “đổ bộ” lên Trái đất vào sáng ngày 19/7, kèm theo đó là hiện tượng cực quang ở một số khu vực.
Theo tờ Global News, một lỗ vành nhật hoa có kích thước lớn gấp 20 lần Trái Đất xuất hiện trên Mặt Trời lần thứ 2 trong vòng chưa đến một tuần khiến giới khoa học cảnh báo về sự tác động của Bão mặt trời tới hành tinh chúng ta. Lỗ vành nhật hoa này đang phóng rã bão từ (bão mặt trời) với tốc độ 2,9 triệu km/h dự báo sẽ tác động vào Trái đất vào ngày 31/03/2023.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích các thắc mắc về bão mặt trời đang xôn xao gần đây. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn!